Độc giả tranh luận gay gắt có nên bỏ Tết cổ truyền?

Thứ Tư, 18/1/2017, 14:0 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) – Sau khi báo Thể thao & Văn hóa đăng bài Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?, nhiều độc giả đã gửi ý kiến bình luận bày tỏ quan điểm của mình.

Đa phần các ý kiến  đồng ý với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. “Hãy chung sức làm cho Tết cổ truyền thêm đẹp về bản sắc Văn hóa, tinh thần, tiết kiệm về Kinh tế.” (độc giả Quê tôi bày tỏ).

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều có suy nghĩ cũng giống mình. Không nên bỏ tết cổ truyền vì đó là ngày sum họp của gia đình sau một năm làm việc” (độc giả Lê Công Hải)

“Tôi nghĩ đây là ý kiến của một số người mà cuộc sống của họ ít bị ngăn cách gia đình,tình thâm thôi, còn các hệ lụy như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu là chính xác”, độc giả Trần Vu Vơ cho hay.

Ủng hộ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Còn ý kiến của những người muốn bỏ Tết cổ truyền là vớ vẩn, không đáng phải bàn luận. Họ đâu có hiểu gì về văn hóa, họ chỉ muốn nêu tên để làm người nổi tiếng! Quá tầm thường!” , độc giả Tâm Nguyễn viết.

Theo tôi bỏ tết cổ truyền là một sai lầm. Tết cổ truyền là nét truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt nam,nay chúng ta đề xuất bãi bỏ là bãi bỏ bản sắc dân tộc VN hay sao?” , độc giả Lê Văn Ý nhấn mạnh.


Bánh chưng, món bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt

“Tết cổ truyền là bản sắc dân tộc bao nhiêu năm rồi, cần phải duy trì.”, độc giả Trần Thắng góp ý thêm.

“Tôi xin lỗi nếu đụng chạm đến những người phát biểu nên bỏ Tết vì qua ảnh tôi thấy họ đáng tuổi cha chú. Nhưng tôi thấy suy nghĩ bỏ Tết là phiến diện. Phát triển thì không cần văn hóa sao? Hãy nhìn qua Hàn Quốc, Singapore,... họ có bỏ Tết cổ truyền đâu. Điều quan trọng là ổn định vĩ mô, không tăng giá mỗi dịp Tết đến. Hạ tầng giao thông cải thiện để người dân đi lại thuận lợi. Nói thì bảo phó thác nhưng trách nhiệm phần lớn thuộc về quản lý Nhà Nước”, độc giả  Thanh Long viết.

Cũng có nhiều luồng ý kiến khá gay gắt: “Không thể bỏ Tết cổ truyền!” (độc giả Nguyễn Văn Bảo); “Tại sao lại bỏ Tết Việt Nam” (độc giả Lê  Long); hay “ Không sao vẫn có người đưa ra ý kiến bỏ tết cổ truyền nhỉ?” (độc giả Nguyễn Phong); hoặc “Một phong tục - Tập quán có từ hàng nghìn nghìn năm nay mà phải bàn à? Xin lỗi mạng xã hội là nơi tự do bày tỏ chính kiến của mình.Với tôi Tết là chở về nguồn cội,nếu ai đó tranh luận hay gì, gì, đi chăng nữa thì nên nhớ về nguồn cội, nghĩa là phải giữ được hồn Việt và vẫn phải có tết cổ truyền dù xã hội có nhiều tết lắm nào là tết dương lịch, tết độc lập ...” (độc giả Lê Văn Liệu)…

Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?

Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán cổ truyền. Và một lần nữa, những tranh cãi về việc có nên bỏ Tết ta hay không lại nổ ra, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.


“Bàn gì nữa. Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn duy trì tết âm lịch. Họ vẫn phát triển tốt đấy thôi. Cổ truyền là cái của mình thì mình phải giữ. Đừng bàn nữa.”, độc giả Pn Chính nhấn mạnh; còn độc giả Tin góp ý: “Đã nói tết cổ truyền dân tộc mà bỏ thì còn gì để mà nói . Tây nó ăn tết của người Việt mình nó thích lắm, hà cớ gì cứ phải chạy theo tây !! Không đáng để bàn tới bàn lui!”…

Cũng có ý kiến cho rằng “Sao không đặt vấn đề ngược lại nhỉ? Bỏ tết theo dương lịch ăn tết âm lịch. Sao người Việt Nam lại cứ phải theo tết Mỹ, tết Nhật nhỉ?” (độc giả Nguyễn Văn Học) hay “Bỏ tết cổ truyển cũng được  Nhưng khi gộp chung tết tây với tết cổ truyền nên giữ lại bản săc văn hóa của dân tộc ta trong những ngày tết cổ truyền. Dù thế nào đi chăng nữa bản sắc văn hóa và những truyền thống của con người Việt Nam chúng ta đã bao đời nay rồi nên không thể tách rời chúng ra được” (độc giả Ngoc Quyên); hoặc bỏ “Bỏ phiếu cho công bằng đi” (độc giả Nguyễn Văn Công)…

An Như (Tổng hợp)

Vương văn Trọng  (13/12/2017 09:20:46)
Vuongtrong1961@gmail.com
Âm lịch là tính theo chuyển động của mặt trăng còn dương lịch là theo mặt trời.Mùa màng trên trái đất là do vị trí tương quan giữa trái đất và mặt trời không ảnh hưởng của mặt trăng.vì vậy theo tôi để hội nhập với thế giới tôi ủng hộ quan điểm bỏ tết âm lịch chuyển tăng ngày nghỉ vào dịp tết dương lịch. Bạn đã bao giờ bị chửi "thằng này âm lịch quá chưa ?".
Dặng nghiêm  (22/01/2017 10:02:09)
minhthanh2a@gmail.com
Nhớ têt cổ truyền xưa thật đầm ấm, thân tình. Là dịp để nghĩ đến điều tốt đẹp, để tỏ lòng kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô.Ngày xưa, gần đến tết, già trẻ bé lớn ai cũng rạo rực, nôn nao mong đợi. Còn tết nguyên đáng bây giờ có gì đâu mà gọi là cổ truyền. Têt bây giờ là sự đày đọa, là sự tàn phá ghê gớm về mọi mặt,từ kinh tế xã hội đến tính mạng con người.Tổn thất từ mỗi cái tết gây ra có thể sánh như một trận động đất kinh hoàng chứ không phải vừa đâu. Tết bây giờ thật đáng sợ.Vậy theo tôi nên bỏ hẳn cái tết này.
Phương  (22/01/2017 05:19:36)
namphuong96vn@gmail.com
Thực sự tôi thấy Tết Dương lịch mới mang đúng ý nghĩa là năm cũ qua đi, năm mới đến, bởi ko phải chúng ta đang sống theo lịch dương hay sao. Còn Tết Âm lịch đối với tôi ko quan trọng, giữ cũng đc, ko giữ cũng đc, có thể giữ nhưng mà giản tiện nó đi. Từ hồi còn bé tí tôi cứ thắc mắc "sao năm mới qua đc 1 tháng rồi mà người ta mới nói chúc mừng năm mới ??" Tôi luôn ước gì VN có thể đón Tết đc như đa số những nước khác trên thế giới. Haizz
Quang Minh  (22/01/2017 11:18:34)
Kimjoogminh_466@yahoo.com.vn
Đất nước của mình không thể nào so sánh với nhật bản được. Nhật bản họ ăn tết tây nhưng 1 năm họ có 3 kì nghỉ dài. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 họ nghỉ 7 ngày. Tháng 8 họ nghỉ 5 ngày. Tết tây họ nghỉ 7 ngày. Còn tết cổ truyền của Việt Nam chúng ta thì nên giữ gìn và phát huy chứ không thể bỏ được.
Quang Minh  (22/01/2017 11:18:34)
Kimjoogminh_466@yahoo.com.vn
Đất nước của mình không thể nào so sánh với nhật bản được. Nhật bản họ ăn tết tây nhưng 1 năm họ có 3 kì nghỉ dài. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 họ nghỉ 7 ngày. Tháng 8 họ nghỉ 5 ngày. Tết tây họ nghỉ 7 ngày. Còn tết cổ truyền của Việt Nam chúng ta thì nên giữ gìn và phát huy chứ không thể bỏ được.
Mai tuyen  (22/01/2017 07:17:40)
Dinhtuyenvtpt@gmail.com
Theo tôi tết cổ truyền là cái tết mà dân việt ta có từ ngàn đời nay nên không thể bỏ được. Nếu ai đó có ý kiến bỏ tết cổ truyền là đã đi ngược lại lại phong tục tập quán của ông cha ta từ ngan đời nay. Hơn nữa những người đó có hiểu thế nào là truyền thống, thế nào là cổ truyền không. Toi cực lực lên án những ai đưa ra ý kiến bỏ tết cổ truyền của dân tộc việt nam ta.
Toan  (21/01/2017 05:49:43)
toannewemail2@gmail.com
Tết Dương lịch thì có hoa đào hay hoa mai ko ta? Chỉ hỏi đơn giản vậy thôi.
Hoa mai  (21/01/2017 08:37:04)
baocoongxuan83@gmail.com
Ngu xuẩn mới nghĩ ra bỏ tết cổ truyền dân tộc
Công tiến  (19/01/2017 12:50:48)
Congtien1510@gmail.com
Bỏ Tết thì đất nước vẫn nghèo có Tết thì mới có được sự quây quần hạnh phúc bên gia đình mình là mình không theo phương tây hỏi trung quốc không bỏ tết mà vẫn giàu đấy thôi
Trần tjij Biên  (19/01/2017 09:40:09)
Dungbientam@gmail.com
Đúng là no ăn rững mỡ. Tại sao lại gọi là tết cổ truyền ? Nó không đơn giản chỉ là ngày xum họp gia đình. Ngưòi ta đi đông đi tây mong đến tết về qh để gặp gỡ ông bà cha me ngưòi thân bạn bè. Cả năm đi làm mong tết đên xuân về để đc gặp gỡ tri ân uống nước nhớ nguồn. Nhớ về tổ tiên. Về thắp cho tổ tiên ông bà cha mẹ nén hương lòng thành vì cả năm phải bôn ba nay đây mai đó vì miếng cơm manh áo bằng bạn bằng bè làm rạng danh tổ tiên. Tết cổ truyền là một nét văn hóa mang tính bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng tết âm lịch như hàn quốc nhưng tết hàn và tết việt nam không giống nhau. Điều đó càng khẳng định tết cổ truyền của dân tộc nào mang nét bản săc văn hóa của dân tộc đó. Trong những tiêu chí khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc không thể thiếu tiêu chí nền văn hóa mang tính phong tục tập quán của một quốc gia. Thôn xóm làng xã đến quận huyện quôc gia đều có những đặc điểm mang tính màu cờ săc áo để không thể lẫn lộn với làng xã quận huyện quốc gia khác. Tại sao lại có suy nghĩ bỏ tết cổ truyền dân tôc. Ngày xưa Bác Hồ đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia học tập văn hóa của nhiều ngước trên thế giới nhưng chưa bao giờ ngưòi nghĩ đến bỏ điều gì của dân tộc để thay vao điều gì đó của thế giới. Hội nhập mà không hòa tan. Hội nhập mà không đánh mất mình. Hội nhập văn hóa thế giới để góp phần làm cho văn hóa của mình đẹp hơn. Có hiện đại nhưng bản chất của mình vẫn là của mình. Thật là ngu xuẩn khi nghĩ đến vấn đề bỏ tết cổ truyền dân tộc. Ăn no rững mỡ
vmk  (18/01/2017 08:56:52)
vietmyca@yahoo.com
Tết chúng ta đang sắp đón nói chính xác là Tết Âm lịch, Tết mà chúng ta đã đón vừa qua là Tết Dương lịch. Tết Âm lịch có gốc từ Trung quốc, Tết Dương lịch đến từ phương Tây. Cổ truyền hay tân truyền xét cho cùng đều là hàng ngoại cả, nó chỉ có ý nghĩa đối với "người no cơm ấm áo", "mũ cao, áo dài" còn đối với dân nghèo thì tôi thấy gộp hay không chắc chẳng ai thèm bàn. Cho nghỉ Tết được nhiều ngày chừng nào thì họ mừng ngày ấy mà chưa chắc họ đã mừng khi đường về đầy dẫy gian nan.
Kh.Bình  (18/01/2017 03:10:32)
hb_coltd07@yahoo.com
Muốn bỏ Tết Nguyên Đán hay gộp với Tết Tây là hòa tan chứ đâu phải hòa nhập?
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến