Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?

Thứ Ba, 17/1/2017, 11:27 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến tết nguyên đán cổ truyền. Và một lần nữa, những tranh cãi về việc có nên bỏ Tết ta hay không lại nổ ra, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. 

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một cây bút văn chương nổi tiếng – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

Vài ngày trở lại đây, vấn đề bỏ phong tục ăn tết cổ truyền theo âm lịch một lần nữa trở thành chủ đề nóng trên nhiều trang mạng xã hội. Nổi bật nhất là quan điểm của 2 người trẻ tuổi. Nữ doanh nhân, nhà văn trẻ Tuệ Nghi cho rằng: Tết cổ truyền đúng là Tết sum họp của người Việt nhưng nó không còn phù hợp với tốc độ phát triển xã hội nhanh vũ bão như hiện nay.


Tết nguyên đán luôn có vị trí quan trọng trong tâm thức người Việt. Ảnh: TL

Hay anh Trần Mạnh Hiệp – người sáng lập diễn đàn công nghệ nổi tiếng thì khẳng định: "Ngày nay văn hoá và cuộc sống có nhiều thay đổi nên chúng ta có cái Tết mới cũng là điều bình thường. Vừa giữ được nét văn hóa tâm linh vừa phù hợp với cuộc sống thực tế".

Thực ra, câu chuyện nói trên không hề mới. Cách đây hơn 10 năm, GS.TS, Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân được xem là người nổ phát súng khơi mào những tranh luận xoay quanh việc cần sớm gộp tết ta với tết tây, tức ăn Tết theo dương lịch, giống như Nhật Bản đã thực hiện từ năm 1873.


Cho tới nay, kết quả của những tranh luận này vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, phần đông ý kiến vẫn nghiêng về việc giữ gìn tết cổ truyền – bởi nó là một sinh hoạt văn hóa tinh thần đã ăn sâu vào tiềm thức dân tộc. Giá trị của nó nằm ở khía cạnh tinh thần, chứ không phải mâm cao cỗ đầy.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định: "Tôi thấy những ý kiến về việc bỏ Tết là hơi sai lầm. Với người trẻ có thể do họ chưa hiểu hết về ý nghĩa thực sự của phong tục này. Với người trưởng thành mà có suy nghĩ này thì càng không ổn. Giá trị cốt lõi của ngày tết nguyên đán là ở khía cạnh tinh thần. Đó là niềm vui đoàn tụ, là thời khắc giao thừa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới của đất trời, mà ở đó con người đặt niềm tin và kì vọng vào tương lai tốt đẹp hơn. Tết còn là sự trở về với nguồn cội, nơi mỗi cá nhân nhận thức mình là ai, sinh ra từ đâu và lớn lên như thế nào".

Có khá nhiều lí do mà một số người đã đưa ra để lí giải cho ý kiến nên gộp tết tây với tết ta. Ví dụ như: số lượng người chết vì tai nạn giao thông trong 1 tuần nghỉ tết tăng đột biến mà nguyên nhân chủ yếu là do uống rượu bia không kiểm soát, hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ, diễn ra khắp cả nước trong tháng giêng gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc cho toàn xã hội. Thời gian nghỉ quá dài khiến cho giao thương với nước ngoài bị ảnh hưởng…


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng bỏ tết là sai lầm. Ảnh: TL

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chúng ta không thể đổ lỗi những hệ lụy này là do Tết cổ truyền gây ra. Vấn đề nằm ở chính tư duy và văn hóa ăn Tết của người Việt đang có nhiều biểu hiện kém văn minh.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết: "Nhiều nước khác ở Châu Á vẫn ăn tết cổ truyền mà họ có như chúng ta đâu. Không thể vì những hệ lụy mà cho đó là do tết cổ truyền rồi bỏ tết. Điều chúng ta cần thay đổi là nhận thức của mỗi người, mỗi gia đình về văn hóa ăn tết. Tự chúng ta làm chúng ta mệt mỏi…".

Một phong tục, tập quán – sở dĩ có thể tồn tài hàng ngàn năm lịch sử, qua mọi thăng trầm biến thiên của dân tộc là do bản thân nó chứa đựng những giá trị quý có tính bản sắc – Hồn Việt. Tết Nguyên Đán là một phong tục như vậy. Dù cuộc sống có hiện đại, bộn bề, nhiều phong tục ăn Tết ít nhiều phai nhạt đi và thậm chí là thay đổi hoàn toàn khác. Nhưng thiết nghĩ, nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng lưu giữ những vốn quý, tìm cách để làm nó đẹp hơn, văn minh hơn, trước khi đặt ra câu hỏi lạnh lùng: giữ hay bỏ một di sản văn hóa và cha ông để lại!

Viết Hùng – Tuấn Anh
Youtube Thể thao & Văn hóa

nguyen chau bang  (20/01/2017 02:40:46)
chaubang1978@gmail.com
Không được bỏ Tết Cổ truyền của dân tộc Việt Nam và Đất nước Việt Nam. Đồng thời tôi phản đối gây gắt với những ý kiến kêu bỏ Tết Cổ truyền và lên án những con người có quan điểm bỏ Tết của Tổ tiên, Ông bà, cha mẹ mình, dù cho những người này là Giáo sư, Tiến sĩ, hay 1 ai đó.
Nguyễn Hồng Lĩnh  (19/01/2017 02:39:54)
Habvhn@gmail.com
Xã hội là cộng đồng tự do, theo đó mỗi con người đều có thể tự quyết cho lối sống và hành động riêng. Nếu ai đó thấy tết cổ truyền là không còn cần thiết, họ có thể tận dụng ngày nghỉ tết để làm những việc họ chưa làm được, ví dụ như đi du lịch, tự sửa chữa một số trục trặc mà trong cuộc sống no stop không có thời gian để xem xét, xa hơn nữa, họ có thể nhân cơ hội mọi người nghỉ ngơi thì họ có thể tăng tốc, có nghĩa là làm việc một mình một cách vô tội vạ mà chẳng có ai ghanh đua, một khoảng thời gian quí hơn vàng cho những người muốn bỏ cả ngày lễ ngàn đời của tổ tiên để tranh thủ làm việc cho nó kịp hoà nhập với thế giới. Xin thưa với họ rằng, dân ở những nước phát triển họ có ngày nghỉ nhiều hơn chúng ta đến cả tháng nhưng họ lại không có những lễ hội cổ truyền như chúng ta, nên họ phải đi du lịch để thưởng thức. Vấn đề của ta là lao động chưa khoa học, chưa hiệu quả nén lúc nào cũng rối như mớ bòng bong trong câu chuyện làm việc và nghỉ ngơi.
nguyen tuan  (19/01/2017 10:56:07)
tuanduocnd@gmail.com
Bỏ tết cổ truyền thì phải bỏ cả ngày giỗ tổ hùng vương,giỗ cha mẹ đúng không? thế thì con gì la văn hóa dân tộc nữa
Khang Nguyen  (18/01/2017 04:02:38)
khoatnvpvfc@yahoo.com.vn
Tôi nghĩ là không bỏ được đâu các bạn trẻ xốc nổi ạ. Các bạn đừng bốc đồng quá mà nói không suy nghĩ. Bỏ hay thay đổi một truyền thống có từ hàng ngàn đời khi mà nó đã ăn sâu trong tiềm thức nhân dân thì "không thể" phải viết lại lịch sử đấy, phải thay hàng loạt sách giao khoa, phải thay đổi nhiều phong tục tập quán khác (những phong tục tập quán liên quan đến Tết cổ truyền), phải xóa bỏ nhiều làng nghề...thì tôi hỏi các bạn sản phẩm của cải vật chất các bạn sản xuất ra trong mấy ngày nghỉ Tết (trường hợp bỏ Tết) thì thiệt hại về kinh tế, vật chất các bạn thử cân đo xem cái nào lớn hơn. Đấy là những cái có thể thay đổi, có thể bỏ được. Còn những nét văn hóa Tết đã ăn sâu trong tiềm thức của mấy chục triệu dân thì các bạn bỏ bằng cách nào đây, xóa bằng cách nào đây? Các bạn tự có câu trả lời. Kể cả trong trường hợp Nhà nước có dùng mệnh lệnh hành chính để bỏ Tết thì trong thực tế Tết vẫn diễn ra (chẳng lẽ lại cấm hay sao) vì tôi nghĩ rằng trong dân gian chưa thể bỏ được. Còn việc các bạn đi làm xa nhà về quê để đoàn viên và sum họp đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên, là chuyện đương nhiên các bạn phải làm, phải thực hiện kể cả không có Tết nên đừng có đổ lỗi cho Tết các bạn nhé. Thời gian gần đây tôi thấy một người xưng danh là nhà văn trẻ mà dám hô hào bỏ Tết thì nhà văn đó hơi nông về trình độ văn hóa Việt thì thử hỏi chị viết gì hả nhà văn. Đừng nói, hội nhập là tất cả mọi thứ của mình vứt đi hết để theo Nhật, theo Mỹ. Chúng ta chỉ hội nhập về kinh tế thôi , còn về văn hóa thì chúng ta gìn giữ và phát huy cơ mà, sao lại đói bỏ nhỉ các bạn trẻ?
Khang Nguyen  (18/01/2017 03:40:12)
khoatnvpvfc@yahoo.com.vn
Không phải những hệ lụy, những khó khăn là do Tết cổ truyền mà là do chính chúng ta: 1. Tại sao phải uống nhiều rượu bia để rồi gây tai nạn giao thông trong dịp Tết? 2.Tại sao lại phải cố gắng về trong khi thu nhập thấp rồi đổ lỗi cho Tết. Việc mày về thăm gia đình đoàn viên mọi người là việc cần làm thường xuyên, là niềm vui là trách nhiệm của mày chứ không phải tại Tết. Nếu không có tiền, thu nhập thấp thì đừng cố gắng về nữa rồi lại kêu. Đòi bỏ đi một nét văn hóa, một truyền thống dân tộc là suy nghĩ của những kẻ sinh ra không có gốc rễ, tâm hồn thì nông cạn, hời hợt, cuộc sống của nó chỉ có máy móc và đồng tiền. Người Việt Nam ta có văn hóa của ta, không phải theo tây tàu hay Mỹ, Nhật gì cả nhá.
le van nhi  (18/01/2017 11:44:02)
drnhieulopck2@gmail.com
đã nói là ngày tết cổ truyền của dân tộc,đã có từ nghìn năm nay,ta là hậu sinh có tư cách gì đòi bỏ
lê công hải  (18/01/2017 09:22:04)
leconghai1981@gmail.com
nhà văn quang thiều có suy nghĩ cũng giống mình. không nên bỏ tết cổ truyền vì đó là ngày sum họp của gia đình sau một năm làm việc.
Đào Hoàng Long  (18/01/2017 09:18:43)
long.daohoang@gmail.com
1- Về mặt thiên văn địa lý Tết tây và Tết ta có khác biệt nhưng sau: - Tết tây theo lịch mặt trời. Mặt trời là trung tâm là nguồn ánh sâng nguồn sống của trái đât, trái đất quay quanh mặt trời tạo ra ngày đêm, 4 mùa. Ngày Tết lịch mặt trời là ngày 1-1 hàng năm là khi trái đất hoàn thành 1 vòng quanh mặt trời trở về vị trí ban đầu để bắt đầu một vòng quay mới. - Tết ta theo lịch mặt trăng. Mặt trăng là hành tinh của trái đât, ban đêm phản xạ ánh sáng từ mặt trời tạo ra ánh sáng mờ nhạt dưới trái đất vào các ngày mặt trăng có kích thước lớn. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày điều này làm cho các tháng âm lịch khấp khểnh tháng 29ng tháng 30 ng và 4 năm lạ có 1 tháng nhuận điều này làm cho ngày tết âm lịch không phải là 1 ngày cố định hàng năm tức là trái đất không ở 1 vị trí cố định vào ngày tết hàng năm. Lịch mặt trăng do người Trung hoa nghĩ ra và các dân tộc theo ảnh hưởng của văn hóa Trung hoa theo. 2- Bàn về 2 cái Tết: Mỗi Tết nó có ý nghĩa riêng của nó do đó không nên bàn chuyện bỏ hay chập vào nhau mà nên bàn ăn mỗi cái Tết thế nào cho đúng ý nghĩa của nó. - Ta bàn về Tết âm trước vì nó có trước ở VN: Từ xưa đến nay VN ta là nước nông nghiệp nên mọi thứ theo mùa vụ nông nghiệp và mùa vụ nông nghiệp phụ thuộc thiên nhiên đồng thời với văn minh nông nghiệp là tín ngưỡn của người Việt cũng là đạo giáo tất cả phụ thuộc lịch mặt trăng do đó cái tết nó bao hàm cả tín ngưỡng, lễ hội , hưởng thụ sau mùa sản xuất. - Tết tây vào VN theo công cuộc thực dân hóa của Pháp. Tết tây là dịp nghỉ ngơi hưởng thụ thành quả lao động sau 1 năm và đón 1 vòng quay mới với hy vọng tốt hơn. Ngày nay VN đang phấn đấu là nước công nghiệp đang trên đà phát triển, sản xuất nông nghiệp cũng theo hướng công nghiệp hóa ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kinh tế văn hóa VN hòa nhập giao lưu ngày càng sâu rộng với thế giới, ta đem cái hay của ta ra thế giới và học cái hay của thế giới. - Như vây theo ý tôi ta có thế hưởng thụ 2 cái tết theo cách sau: Tết tây là tết hòa nhập kinh tế văn hóa với thế giới ta sẽ vui chơi giải trí du lịch hưởng thụ cái này cũng hút khách du lịch quốc tế đến VN vào dịp này. Tết ta là dành cho nghi lễ truyền thống như tế lệ trời đất tổ tiên, gặp mặt gia đình... nếu chỉ thế này thì tết ta cũng đơn giản, 2 cái bánh trưng, 1 ít hoa quả 1-2 con gà 1-2 gói bánh kẹo và cũng chỉ nghỉ 3 ngày 30 mồng 1 mồng 2 như trước những năm 80 vẫn làm. Tại các địa điểm VH tín ngưỡng ta cũng tổ chức tết theo đúng nghi lễ truyền thống VN cho khách quốc tế tham dự làm được điều này cũng hút khách du lịch quốc tế đến VN vào dịp này Nhiều khách QT muốn đến VN vào dịp tết ta để xem cái tết ta VN ra sao nhưng họ ngại vì đó là dịp mọi dịch vụ ngừng trệ hết hàng 10 ngày, Vòng quay điên cuồng của tiền bạc hàng hóa toàn cầu cũng bị đút 1 mắt xích ở VN và họ lại phải tìm cái mắt khác mỗi dịp đó.
lê văn ý  (18/01/2017 08:54:57)
nhuynhuy 65@gmail.com
Theo tôi bỏ tết cổ truyền là một sai lầm. Tết cổ truyền là nét truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt nam,nay chúng ta đề xuất bãi bỏ là bãi bỏ bản sắc dân tộc VN hay sao?
Quê Tôi  (18/01/2017 08:34:15)
tientieuls@gmail.com
Tôi đồng ý với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Hãy chung sức làm cho Tết cổ truyền thêm đẹp về bản sắc Văn hóa, tinh thần, tiết kiệm về Kinh tế.
nguyenvancong  (17/01/2017 08:09:17)
hongcong1991@gmail.com
Bỏ phiếu cho công bằng đi.
Ngoc Quyên  (17/01/2017 08:03:47)
quyenbeton6@gmail.com
Bỏ tết cổ truyển cũng được . Nhưng khi gộp chung tết tây với tết cổ truyền nên giữ lại bản săc văn hóa của dân tộc ta trong những ngày tết cổ truyền . Dù thế nào đi chăng nữa bản sắc văn hóa và những truyền thống của con người Việt Nam chúng ta đã bao đời nay rồi nên không thể tách rời chúng ra được .
Kiên  (17/01/2017 05:56:49)
KienTrang1979@gmail.vn
Ngày xưa là văn hóa lãng xã, người dân làm nông nghiệp, nên năm hết tết đến cần xum vầy, nghỉ ngơi cuối năm là hợp lý. Còn nay thời thế đã đổi thay, nhất là lớp trẻ. Nền kinh tế thị trường, sản xuât công nghiệp, nếu như hiện nay, tết dương lịch mới đi qua, lại nghỉ tết âm lịch, lai rai gần hết gần 01 tháng (từ rằm tháng chạp, đến rằn tháng giêng), tiếp đến mùa lễ hội gần hết quí 1, bao nhiêu chi phí đi lại tốn kém,tệ nạn xã hội tràn lan, còn đâu vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Vậy nên làm cuộc cách mạng (văn hóa),như cuộc cách mạng cấm đốt pháo đầu năm mới trước đây, lấy nước Nhật làm gương, bỏ tết âm lịch,dùng 1 tết dương lịch, may ra kinh tế đất nước mới có điều kiện phát triển. Còn như hiện nay, tầng lớp công nhân "tha phương cầu thực", làm công ăn lương tại các khu công nghiệp xa nhà, chỉ riêng lo chuyện về tết để sum họp gia đình, số tiền tích lũy cả năm, có khi không đủ chi tiêu cho chuyến đi về Tết. Đã có nhiều người cảm thấy sợ Tết, lo vé tàu xe, các món quà biếu xén nội ngoại không thể không có, lâm cảnh "ngậm bò hòn làm ngọt" . Hiện nay tầng lớp trung lưu (U > 60-70) và những người khá giả còn nhiều hoài niệm về tết cổ truyền và muốn duy trì. Nhưng nên đạt mình vào hoàn cảnh khó khăn kinh tế của số đông công nhân làm ăn nơi đất khách quê người, cái giá phải trả cho Tết truyền thống, quả thật "bùi không bằng bọ", kiếm cả năm chỉ để "đốt" trong dịp Tết...
tran thang  (17/01/2017 05:37:04)
thangtran01889@yahoo.com.vn
tết cổ truyền là bản sắc dân tộc bao nhiêu năm rồi . cần phải duy trì .
trần vu vơ  (17/01/2017 02:01:56)
tranvuvost@gmail.com
tôi nghĩ đây là ý kiến của một số người mà cuộc sống của họ ít bị ngăn cách gia đình,tình thâm thôi.còn các hệ lụy như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu là chính xác
levanlieu  (17/01/2017 01:59:20)
levanlieu@ansv.vn
Một phong tục - Tập quán có từ hàng nghìn nghìn năm nay mà phải bàn à? xin lỗi mạng xã hội là nơi tự do bày tỏ chính kiến của mình.Với tôi Tết là chở về nguồn cội,nếu ai đó tranh luận hay gì, gì, đi chăng nữa thì nên nhớ về nguồn cội. nghĩa là phải giữ được hồn Việt và vẫn phải có tết cổ truyền dù xã hội có nhiều tết lắm nào là tết dương lịch, tết độc lập ...
Pn Chính  (17/01/2017 01:32:00)
chinh1971@gmail.com
Bàn gì nữa. Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn duy trì tết âm lịch. Họ vẫn phát triển tốt đấy thôi. Cổ truyền là cái của mình thì mình phải giữ. Đừng bàn nữa.
Nguyễn văn Học  (17/01/2017 01:31:32)
nguyenvanhocj66@mail.com
Sao không đặt vấn đề ngược lại nhỉ? Bỏ tết theo dương lịch ăn tết âm lịch. Sao người Việt Nam lại cứ phải theo tết Mỹ, tết Nhật nhỉ?
tin  (17/01/2017 01:25:47)
tin1821962@yahoo.com
Đã nói tết cổ truyền dân tộc mà bỏ thì còn gì để mà nói . Tây nó ăn tết của người Việt mình nó thích lắm, hà cớ gì cứ phải chạy theo tây !! Không đáng để bàn tới bàn lui
trungnguyen  (17/01/2017 01:23:03)
trungg7@.COM
những người liệt tông liệt tổ hết rồi mới đòi bỏ tết. không ông bà cha mẹ mồ mã mới đòi bỏ tết ,phải không ?
huubinh  (17/01/2017 01:20:00)
buinguyenhuubinh@gmail.com
100 triệu dân thì có thể có 100 triệu suy nghĩ vậy làm sao có thể bỏ đi hay nâng cấp lên được ?
le ba quang  (17/01/2017 01:10:56)
qle698270@gmail.com
sao bảo phải giữ gìn bản sắc dân tộc mà tranh cãi làm gì.
nguyen phong  (17/01/2017 01:10:21)
thanhphong@yahoo.com
Tet cổ truyền là ngay thiêng liêng nhất của nguoi việt Nam , vay mà ho cung muốn bỏ , xã hội gio ngay cang có nhung nguoi , quen đi truyen thống cội nguoi
haiphong  (17/01/2017 01:08:52)
haiphong@yahoo.com.vn
Nhũng người không gia cư!Những trẻ mồ côi mới không quan tâm đến tết cổ truyền dân tộc!
Thanh Long  (17/01/2017 12:36:25)
trinh.thanh.long@nck.co.jp
Tôi xin lỗi nếu đụng chạm đến những người phát biểu nên bỏ Tết vì qua ảnh tôi thấy họ đáng tuổi cha chú. Nhưng tôi thấy suy nghĩ bỏ Tết là phiến diện. Phát triển thì không cần văn hóa sao? Hãy nhìn qua Hàn Quốc, Singapore,... họ có bỏ Tết cổ truyền đâu. Điều quan trọng là ổn định vĩ mô, không tăng giá mỗi dịp Tết đến. Hạ tầng giao thông cải thiện để người dân đi lại thuận lợi. Nói thì bảo phó thác nhưng trách nhiệm phần lớn thuộc về quản lý Nhà Nước.
Đỗ Hoàng  (17/01/2017 12:23:09)
Hoangdokv1th@yahoo.com
Tết không phải là dịp sum họp. Nó chỉ là dịp sum họp của một số người thôi. Bởi vì thực tế cuộc sống, lao động sản xuất kinh doanh hiện nay thì Tết cổ truyền có nhiều người được nghỉ nhưng rất nhiều người vẫn phải làm, ví dụ như: bộ đội, công an, bảo vệ, các ngành dich vụ vui chơi giải trí, vận tải, bán lẻ xăng dầu, các công trường nhà máy 3 ca ... Cho nên nói tết là dịp sum họp chỉ đúng với một số người, không giống như xã hội sản xuất nông nghiệp trước đây. Mặt khác, các dịch vụ trong dịp Tết Âm lịch như hiện nay đều bị giá đắt hơn ngày thường, chất lượng thì chưa chắc, các hoạt động y tế thì không thể như ngày thường được, mọi hoạt động bị đảo lộn... Vì vậy, theo tôi nên dời Tết Âm lịch về dịp Tết Dương lịch làm một là hợp lý.
Nguyen Phong  (17/01/2017 11:59:17)
thanhphong@yahoo.com
không hiểu sao vẫn có người đưa ra ý kiến bỏ tết cổ truyền nhỉ?
Lê Long  (17/01/2017 09:20:15)
banhxebe12@gmail.com
Tại sao lại bỏ Tết VN.
nguyenvanbao  (17/01/2017 04:13:10)
nguyenvanbao721@yahoo.com.vn
Không thể bỏ Tết cổ truyền!
Trần Bình Luận  (17/01/2017 04:09:01)
tabiluan@gmail.com
Tại sao lại đặt vấn đề bỏ hay giữ tết? Đây là văn hóa, là di sản tinh thần của cha ông ngàn đời truyền lại. Nhưng không ai có quyền ép người khác phải đón tết hay không. Nhà nước lại càng không nên và không thể hành chánh hóa việc này.
nguyen hong hai  (17/01/2017 01:09:23)
0905162975
Chuyển Tết tây sang Tết ta
Hư Trúc  (17/01/2017 12:54:10)
hưtruc006@yahoo.com
Ăn tết hay không ăn tết là tuỳ mỗi người, nhưng kêu gọi bỏ tết dân tộc thì đó là hành vi không chấp nhận được.
Truongcong  (16/01/2017 11:42:55)
truongcong1980@gmail.com
Ai thích ăn theo Tết tây thì tùy. Sao lại kêu gọi bỏ tết cổ truyền?
Binh Minh  (16/01/2017 10:44:50)
binhminhct1575@yahoo.com.vn
Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, chúng ta không thể đổ lỗi những hệ lụy này là do Tết cổ truyền gây ra. Vấn đề nằm ở chính tư duy và văn hóa ăn Tết của người Việt đang có nhiều biểu hiện kém văn minh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nhiều nước khác ở Châu Á vẫn ăn tết cổ truyền mà họ có như chúng ta đâu. Không thể vì những hệ lụy mà cho đó là do tết cổ truyền rồi bỏ tết. Điều chúng ta cần thay đổi là nhận thức của mỗi người, mỗi gia đình về văn hóa ăn tết. Tự chúng ta làm chúng ta mệt mỏi…
Hoàng Quỳnh  (16/01/2017 10:32:13)
hoangquynh52@yahoo.com
Cái hồn của dân tộc là ở chỗ: nếu thử thay tết Nguyên Đán bằng tết dương lịch và chúng ta cũng nghỉ 7-8 ngày thì cái chắc là chẳng người lao động nào ý thức được mình cần về quê mà ở lại đi làm thôi. Đó chính là cái mà chỉ có ở tết Nguyên đán mới kéo được mọi người về bên nhau, cũng là cơ hội cho mình nghỉ phép năm chuẩn bị cho một hành trình mới của năm mới mà thôi. Nếu cứ bỏ tết Nguyên Đán thì chắc chẳng ai phản đối, nó giống như cấm đốt pháo vậy. có điều Việt nam cần có tới cả ngàn trung tâm chăm sóc người già ( có con cái mà vẫn cô đơn)
Trương  (16/01/2017 10:21:10)
Truongtetsu@gmail.com
Cứ làm việc đạt 1/2 năng suất của người Sing đi.lúc ấy có nghỉ tết cả tháng cũng chả có vấn đề gì.
Tamnguyen  (16/01/2017 09:53:19)
nguyencongtam.tx@gmail.com
Ủng hộ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.Còn ý kiến của những người muốn bỏ Tết cổ truyền là vớ vẩn, không đáng phải bàn luận. Họ đâu có hiểu gì về văn hóa, họ chỉ muốn nêu tên để làm người nổi tiếng!Qúa tầm thường!
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến