Thăm dò ý kiến
Quan điểm của bạn về ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền
(Thethaovanhoa.vn) - Sau ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền, trên mạng internet đã xuất hiện công cụ để chuyển ngữ sang thể loại chữ đặc biệt này. Theo đó, người sử dụng có thể tuỳ ý chép một đoạn văn bản tiếng Việt vào đó, công cụ sẽ chuyển văn bản đó sang dạng "tiếq Việt" - dựa theo đề xuất cách viết tiếng Việt mới của PGS-TS Bùi Hiền.
Bộ "cuyển dổi Tiếq Việt" này nhằm hưởng ứng theo đề xuất về cách viết tiếng Việt mới của PGS-TS Bùi Hiền, một đề xuất đang có nhiều ý kiến phản bác hơn ủng hộ.
Sinh thời, có lần nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã cảnh báo: “Người Việt hiện không còn biết nói và viết tiếng Việt nữa!”, để nói đến thực trạng tiếng Việt đang bị xuống cấp.
Theo ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền được đăng trên truyền thông: "Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”. Do đó, ông Hiền đề xuất cách viết tiếng Việt mới giản tiện hơn.
Theo đề xuất này, hầu hết các từ sẽ được giản lược để viết ngắn lại. Nhiều người cho rằng cách viết này phức tạp và khó làm quen. Tuy nhiên ông Hiền cho biết nếu triển khai, sẽ chỉ mất 1-2 năm để làm quen.
Nhà ngôn ngữ Ferdinand de Saussure đã từng nói: “Trong tất cả các thiết chế xã hội, ngôn ngữ là thiết chế ít chịu tác dụng của sáng kiến hơn cả. Nó luôn bị sự kháng cự của tập thể đối với mọi sự cách tân”. Điều này cũng đúng đối với chữ viết.
"Cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn đế mắc lỗi chính tả), giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính", ý kiến của ông Hiền.
Nhập thử 1 đoạn bài thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính như sau:
Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
Rượu hồng em uống cho say
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng
Rồi đây sóng gió ngang sông
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ
Miếu thiêng vụng kén người thờ
Nhà hương khói lạnh chị nhờ cậy em
Đêm qua là trắng ba đêm
Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn
Một vai gánh lấy giang san...
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương
Kết quả thu được:
Em ơi! Em ở lại n'à
Vườn zâu em dốn, mẹ zà em wươq
Mẹ zà một nắq hai sươq
Cị di một bướk căm dườq xót xa
Kậy em, em ở lại n'à
Vườn zâu em dốn, mẹ zà em wươq
Hôm nay xák fáo dầy dườq
Qày mai xói fáo kòn vươq xắp làq
Cuyến này cị bướk saq qaq
Là tan vỡ zấk mộq vàq từ dây
Zượu hồq em uốq co say
Vui kùq cị một vài zây kuối kùq
Zồi dây sóq zó qaq sôq
Dầy wuyền hận, cị lo xôq tới bờ
Miếu wiêq vụq kén qười wờ
N'à hươq xói lạn' cị n'ờ kậy em
Dêm kua là cắq ba dêm
Cị wươq cị kiếp kon cim lìa dàn
Một vai gán' lấy zaq san...
Một vai nữa gán' muôn vàn n'ớ wươq
Thảo Nhi (tổng hợp)
Bộ "cuyển dổi Tiếq Việt" này hưởng ứng theo đề xuất về cách viết tiếng Việt mới của PGS.TS Bùi Hiền. Trên mạng xã hội, rất nhiều người đã sử dụng công cụ này để viết và chia sẻ các đoạn văn bản với nhiều nội dung khác nhau.
Bộ GD&ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
PGS-TS Hoàng Dũng (Đại học Sư phạm TP.HCM) là một chuyên gia đầu ngành về ngôn ngữ học hiện nay. Ông chia sẻ quan điểm khoa học về lối “cách tân” tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền.