Thăm dò ý kiến
Quan điểm của bạn về ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền
(Thethaovanhoa.vn) – Xung quanh ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền, nhiều độc giả đã gửi đến báo Thể thao & Văn hóa các ý kiến đóng góp.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến tranh luận tiêu biểu.
Độc giả Văn Minh (vanminh@yahoo.com) cho rằng: “Ngôn ngữ hình thành trong dân gian, khi nói đã được mọi người thừa nhận thì nó đã là chuẩn rồi, không thể thay đổi được. Ngôn ngữ và chữ viết phát sinh trong quá trình tiến hóa, lao động sáng tạo. Nếu nói như ông Hiền thì người người anh cần bỏ hết các động từ bất quy tắc cho dễ hiểu thậm chí các phát âm cũng đỡ rắc rối. Không nên mất thời gian đi nghiên cứu những cái không thể thay đổi được đó mới là khoa học, cách mạng và tiến bộ”.
Độc giả Quang Vinh (quangcinhemico@gmail.com) cũng có chung bày tỏ: “Chỉ cần vài phần trăm của cái công trình nghiên cứu này được Bộ GD&ĐT áp dụng vào thực tế cũng đủ chết dân rồi. Vẫn có người muốn áp dụng nó một chút xíu để được in lại hàng loạt sách mà hưởng lợi. Chuyện "cải cách" của Bộ GD&ĐT mấy chục năm qua đã gây bao lo lắng cho xã hội nên người dân cảnh giác và lên tiếng gay gắt cũng là điều hợp lý. Quốc hội nên nghĩ đến dân chứ đừng biến học sinh thành chuột bạch cho các công trình nghiên cứu vô bổ”.
“Tôi là 1 thường dân, nhà tôi vừa đủ ăn vừa đủ mặc. Còn trình độ học vấn thì tôi chỉ thuộc tầm thoát mù chữ. Tôi thấy cái chữ tôi học rất đẹp, rất dễ đọc, dễ hiểu và rất thâm thúy. Tiếng Việt rất trong sáng và rất độc đáo... Tôi đề nghị ông rút lại lời đề nghị của mình về tiếng Việt của dân tộc Việt Nam đang sử dụng. Đừng vì cái tôi của mình mà làm ảnh hưởng toàn dân tộc Việt Nam” - độc giả Hptnho@gmail.com bày tỏ.
“Mong có nhiều ý kiến của các nhà khoa học uy tín chỉ ra các bất cập cải tiến tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền để người dân bớt hoang mang. Cuộc sống đã có quá nhiều lo toan, căng thẳng cho học sinh và phụ huynh” – độc giả Huỳnh Quốc Tú (huynhquoctu72@gmail.com) nhấn mạnh.
“Chỉ nguyên đổi chữ Nôm của ông Hàn Thuyên sang chữ quốc ngữ của Ông Alexandre de Rhodes, đến nay Việt Nam ta đã phải thành lập một cái viện Hán Nôm để, dò tìm phiên dịch kho tài liệu tiếng nôm để con cháu có cơ hội hiểu được cha ông sống và lập quốc và xây dựng tổ quốc như thế nào, tốn không biết bao nhiêu tiền của và trí tuệ, mà dân ta hiểu về lịch sử ta vẫn cứ mù mờ chỉ vì hàng rào chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Vậy nếu có thêm chữ của ông Bùi Hiển nữa thì giải quyết nguồn tài liệu lưu trữ của giai đoạn ghi bằng chữ của ông Alexandre de Rhodes như thế nào đây, xã hội sẽ đảo lộn hết sao” – độc giả Nguyễn Hữu Tuấn Phú (tuanphuld@gmail.com) thêm bày tỏ.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến ủng hộ ý tưởng của PGS-TS Bùi Hiển vì “Việc đề xuất cải tiến chữ viết là chuyện tìm tòi, nghiên cứu khoa học, không ai làm mà chơi, vì vậy hãy để các ý tưởng hình thành, thật sự khoa học thì phải dùng, không khoa học thì không dùng. Thật sự trong ngôn ngữ Việt có nhiều phi khoa học, riêng tiếng nói cũng sai nhiều: ví dụ: tường thuật bóng đá VTV thường nói trong 90' rằng: rất nhiều những pha bóng, có vị GS văn hóa nói về đình chùa: rất nhiều những các cái..., tàu biển nhưng thành viên ở trên tàu là thuyền viên, thuyền trưởng. Đây là tiếng nói, sẽ đề nghị sửa một dịp khác, còn về chữ viết như đề nghị trên” – độc giả Đinh Hy (dinhhy_nt@yahoo.com.vn) chia sẻ.
Hay độc giả Lưu Diệc Phi cũng viết: “Các nhà ngôn ngữ nên suy nghĩ để thay đổi cho dễ học cho người Việt, dễ tiếp cận cho người ngoại quốc. Ví dụ dấu hỏi, dấu ngã; dàn - giàn; việc - việt... Mình ủng hộ định hướng của PGS-TS Bùi Hiển”.
"Một đề án quá xuất sắc, kết quả sau nhiều năm nghiên cứu. Đề nghị phong hàm giáo sư khẩn cấp cho ông phó giáo sư" - độc giả Lee (Tpinfra1@gmail.com) bình luận.
Còn bạn, bạn ủng hộ hay phản đối đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền, xin mời thể hiện quan điểm qua cuộc thăm dò dưới đây:
Thăm dò ý kiến
Quan điểm của bạn về ý tưởng cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền
Ở phạm trù văn hóa, nói dùng tiếng nói của người Hà Nội làm chuẩn thì quá sai, bởi mấy lý do sau: Một là tiếng nói của người Hà Nội không phải tiếng nói đại diện cho cả dân tộc vì đó là tiếng địa phương.
Hoài An (tổng hợp)