Cẩm nang tránh thua của tuyển Việt Nam

Chủ Nhật, 18/12/2016, 6:19 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Có những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các đội tuyển trải qua nhiều đời HLV khác nhau cho tới thời của HLV Hữu Thắng đáng để trở thành điều cần cấm kỵ


Giao hữu thắng nhiều cũng tốt nhưng không cần bằng mọi giá

Vì không phải cái gọi là thử kêu đốt xịt, mà bởi HLV đã không thể lái đội tuyển đi đúng hướng đã định. Bảy trận giao hữu đội tuyển cho thấy cánh trái tấn công cực mạnh thì vào giải, cánh trái gần như tê liệt còn cánh phải trở thành hành lang triển khai bóng nhiều nhất, nhưng những con người ở nơi đó lại không có phong độ tốt nhất. Xuân Trường ở trước giải đá dâng cao thì vào giải đá rất thấp và một nửa số trận không phát huy được khả năng.

Giao hữu và chiến thắng ở các trận giao hữu không có gì là xấu cả, nhưng mục tiêu chuẩn bị cho mọi phương án, mọi tình huống phải được đặt ra.

Tấn công là tuyệt vời, nhưng không được ngây thơ

Lối chơi của đội tuyển được định hình từ rất sớm – một trong những thành công lớn nhất của HLV Hữu Thắng – điều không phải HLV nào (kể cả HLV ngoại) cũng làm được. Tấn công áp đặt trước hai đội chủ nhà là Myanmar (vòng bảng) và Indonesia (bán kết) là sự phô diễn ấn tượng, nhưng tiếc là đã không có những nước cờ chính xác và hiệu quả khi cần.

Việc đội tuyển chơi dồn ép ở Mỹ Đình nhưng lại thiếu mũi nhọn trong vòng cấm do Văn Quyết hay lùi về, rồi Thanh Trung bó vào trong khiến nhiều vị trí giẫm chân nhau trong khi chỉ có Công Vinh gây áp lực trực diện trong vòng cấm khiến cho Indonesia dễ dàng đứng vững. Đến khi Minh Tuấn vào sân, mang về một bàn thắng như một sự chứng tỏ hiệu quả của việc gây áp lực mạnh hơn thì mọi thứ đã quá trễ.

Và tấn công khi chỉ còn 10 người mà thủ môn lại là một trung vệ phải xỏ găng bất đắc dĩ thì đó là lựa chọn có thể có người cho là dũng cảm, có người cho là ngây thơ, còn kết quả thế nào thì đã rõ mười mươi.

Đá vòng bảng không cần phải hết vốn

Công Vinh trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất ở vòng bảng, đá từ đầu cả ba trận, ghi hai bàn thắng trong đó có một bàn vào lưới Myanmar, một bàn vào lưới Campuchia. Nhưng trận đấu cuối với Campuchia chỉ là thủ tục, và đáng ra nó là cơ hội cho những tiền đạo khác và khi ấy sẽ là cơ hội để Công Vinh ở tuổi 31 sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tức là phải nỗ lực giành vé vào bán kết và có thể tính toán đối thủ ở vòng tiếp theo nhưng không có nghĩa phải phô trương sức mạnh cả ở trận gần như là thủ tục.

Sân Mỹ Đình không phải là thánh địa

Đội tuyển Việt Nam chưa từng thắng những trận quan trọng ở sân đấu này. Năm 2003, là một lần hòa và một lần thua U23 Thái Lan ở vòng bảng và chung kết SEA Games 2003. Năm 2004 là thất bại tan nát 0-3 trước Indonesia ở Tiger Cup (tên cũ của AFF Cup). Năm 2008 lên ngôi nhưng cả hai trận đấu ở đó, trước Singapore và Thái Lan đều hòa. Rồi 2014 là trận thua ngược Malaysia cay đắng. Và năm nay là trận hòa cay đắng – trận hòa mà hậu quả của nó là đã đưa Công Vinh tới quyết định treo giày còn Thành Lương thì chia tay đội tuyển dù vừa mới gia hạn hợp đồng với CLB HN T&T thêm ba năm.

Vậy là sân đấu với 4 vạn chỗ ngồi không tạo nên những sức mạnh cho đội tuyển như chúng ta chờ đợi. Nhưng có vẻ như sân đấu không có lỗi.

Không được khóc!

Mà lỗi là những người chơi trên sân đấu đó đã không có đủ bản lĩnh để vượt qua những sức ép của sự kỳ vọng, không có đủ sự lạnh lùng để thực hiện những điều không hề vượt quá năng lực của họ.

Công Vinh không khóc trong trận đấu với Myanmar và anh đã chạy cắt mặt để ghi bàn. Công Vinh khóc ngay từ lúc thực hiện nghi thức đầu trận với Indonesia và anh đã vấp bóng trong một pha bóng tương tự.

Năm 2014, Brazil làm chủ nhà World Cup tắm trong nước mắt của những trụ cột như Neymar, Thiago Silva, David Luiz, Julio Cesar nên cả giải nhiều lần chết hụt và cuối cùng đã thua thảm 1-7 trước Đức đẳng cấp, bản lĩnh và tỉnh táo hơn ở bán kết.

HLV Hữu Thắng khóc từ sân vào đến phòng họp báo

Jong Tae-se của Triều Tiên cũng khóc năm 2010, nhưng giải đấu đó là một kỷ niệm đáng quên xét về thể hiện và kết quả của cá nhân cầu thủ này và cả đội tuyển đặc biệt ấy.

Có một tinh thần đầy khao khát, muốn cống hiến cùng với sự tự hào là tốt, nhưng khóc tức là khó lòng kiểm soát trạng thái tâm lý. Mới đây, ông Calisto đã tiết lộ lý do bóp cổ Tấn Trường sau trận chung kết SEA Games 2009 là ông muốn anh ta cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn sau sai lầm chết người cũng chính là vì điều đó.

Ông Calisto đã chứng kiến những giọt nước mắt quá nhiều rồi. Chúng ta cũng đã thấy rất nhiều rồi. Chỉ một năm trước thôi là cảnh gần như cả đội tuyển U23 đổ gục sau trận thua U23 Myanmar ở SEA Games trên đất Singapore.

Indonesia 'quật ngã' Thái Lan, mơ vô địch như tuyển Việt Nam

Indonesia 'quật ngã' Thái Lan, mơ vô địch như tuyển Việt Nam

Indonesia đánh bại Thái Lan, đó không còn là chuyện trong tưởng tượng. Thầy trò HLV Alfred Riedl đã tạo nên “cơn địa chấn” tại Bogor sau chiến thắng 2-1 trước người Thái trong trận chung kết lượt đi AFF Suzuki Cup 2016.

Hôm ấy, Công Phượng là người hiếm hoi không khóc. Cầu thủ này chia sẻ rằng “tôi không khóc trên sân cỏ không có nghĩa là tôi không khóc”. Quả thực là Phượng đã kiềm chế cảm xúc rất tốt và rồi sau đó ít ngày, chính là một trong những người chơi tốt nhất ở trận tranh HCĐ sau đó trước U23 Indonesia.

Tức là với đội tuyển Việt Nam, không khóc thì tốt hơn cả…

Việt Nam thua đau

Việt Nam đã thua Indonesia sau 2 lượt trận với tổng tỉ số 3-4 (2-2 ở Mỹ Đình) ở bán kết trong khi mục tiêu là chung kết. Còn Thái Lan tỏ ra cực mạnh khi hạ Myamnar sau 2 trận với tổng tỉ số 6-0 (4-0 ở Bangkok). Trận chung kết hai lượt đi về diễn ra vào các ngày 14 và 17/12, trực tiếp trên VTV và Fox.

Vĩnh An
Thể thao& Văn hóa Cuối tuần


HLV nội !?!  (19/12/2016 07:48:37)
hylynh08@gmail.com
Có 1 chiêu quan trọng nhất nhà báo chưa nói: Kg nên sử dụng HLV nội quá nặng tư tưởng cục bộ địa phương. Có phải 1/2 đội hình tuyển VN đã có thể mạnh hơn nếu H.Thắng kg quá 'nặng lòng' với Nguyên Mạnh-Đình Đồng-Hoàng Thịnh-Trọng Hoàng-Phi Sơn?
Nguyễn Trọng Long  (18/12/2016 09:10:38)
nguyentronglong@hopphu.com
Trình độ của các đội bóng trong khu vực không còn chênh lệch nhiều như trước nữa nên chúng ta không thể đá kiểu "ăn tươi nuốt sống" họ được. Bóng bên phần sân nhà đương nhiên chúng ta phải quyết liệt, còn bóng bên sân đối phương chúng ta nên ban chuyền nhiều hơn, chắc chắn, đĩnh đạc để tìm sơ hở của đối thủ. Chứ không thể hùng hục như "trâu húc mả" được. Đừng vì sự cổ vũ nhiệt tình trên khán đài mà các cầu thủ ở dưới sân cứ có bóng là lao đầu lên tấn công.
Vũ Bình  (18/12/2016 06:47:40)
binhvvan@gmail.com
Đúng, không được khóc. Nên nghĩ rằng đây là cuộc chơi cứ chơi hết sức mình là đủ rồi. Về lâu dài cũng phải nâng tầm lối chơi di chuyển không bóng nhiều hơn, chơi 1 chạm dứt khoát, đơn giản nhưng chính xác.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến