Lược thuật bài diễn thuyết của Tổng thống Obama

Thứ Ba, 24/5/2016, 13:52 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Trưa nay 24/5, theo lịch trình làm việc của Tổng thống Obama trong chuyến thăm Việt Nam, ông đã có bài phát biểu về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

12h10, ông Obama xuất hiện tại Hội trường. "Xin chào, xin chào Việt Nam", Tổng thống Mỹ nói bằng tiếng Việt trước khi có bài phát biểu:

"Các bạn là những người trưởng thành khi chiến tranh kết thúc, khi đó tôi mới 13 tuổi. Nhiều thanh nhiên còn trẻ hơn tôi rất nhiều.

Chiến tranh dù cao thượng đến đâu cũng mang đến đau đớn và bi kịch. Nhắc lại sự khắc nghiệt của chiến tranh, chúng ta phải thừa nhận hi sinh của những người đã đổ xương máu xuống để bảo vệ đất nước của mình.

Với sự cải cách về kinh tế, Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn và là một trong những quốc gia có thu nhập trung bình.

Việt Nam có những danh nhân văn hóa, giáo dục mà cả thế giới đều biết như đại thi hào Nguyễn Du, triết học của Phan Châu Trinh đến Toán học của Ngô Bảo Châu. Về bình đẳng giới, có thể kể đến gương sáng của Hai Bà Trưng.

Chúng ta có thể nhìn thấy những tiến bộ của Việt Nam qua hình ảnh những dãy nhà cao tầng, nhìn thấy vệ tinh Việt Nam phóng vào vũ trụ, chúng ta nhìn thấy hàng chục triệu người Việt Nam kết nối trên mạng xã hội….

Sự năng động mang đến sự tiến bộ của Việt Nam, Việt Nam đã giảm nghèo đồng thời đưa tầng lớp trung lưu phát triển nhanh. Những phát triển an sinh xã hội đã bảo vệ tốt hơn cho đời sống người dân, sức khỏe cũng như học thức đều được nâng cao.

Quan hệ hai nước Việt-Mỹ đã có nhiều chuyển biến. Chúng ta đã học được nhiều bài học quý, trong đối thoại tích cực thì cả hai bên đều phải thay đổi.

Khi chúng tôi hỗ trợ người Việt Nam khuyết tật, chúng tôi cũng sẽ giải quyết vấn đề chất độc da cam, chúng tôi tự hào đã làm được điều này ở Đà Nẵng và sẽ tiếp tục ở Biên Hòa. Sự hòa giải có được nhờ đóng góp quan trọng từ chính những cựu chiến binh, từng đối mặt nhau trong chiến đấu.

Chúng tôi đón nhận sinh viên Việt Nam đến với nền giáo dục của mình rất nhiều, nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Đồng thời các bạn cũng đón chào nhiều khách du lịch đến từ Mỹ. Người Việt và người Mỹ đều biết một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao: “Từ đây người biết quê người, từ đây người biết thương người”.

Chúng ta từng không thể tưởng tượng được Việt Nam-Hoa Kỳ là bạn bè đối tác. Tôi tin tưởng đây là kinh nghiệm, là bài học cho cả thế giới, vào thời điểm các xung đột không thể giải quyết, chúng ta chỉ ra rằng trái tim có thể thay đổi thay vì là tù nhân của quá khứ. Hòa bình luôn luôn tốt hơn chiến tranh và sự tiến bộ phải xuất phát từ tinh thần hợp tác....

Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, không một quốc gia nào được áp đặt và làm thay đổi điều đó. Dù là nước nhỏ hay lớn đều phải được tôn trọng chủ quyền, các nước lớn không được chèn ép các nước nhỏ.

Từ ngàn xưa, chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đã được khẳng định trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành định phận tại sách trời".

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập cũng đã trích dẫn tuyên ngôn của Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".  

Biển Đông không phải là vấn đề tranh chấp của Mỹ nhưng nước Mỹ sẽ sát cánh với các nước để thúc đẩy tự do hàng hải, thương mại trong khu vực này theo luật pháp quốc tế.

Thời gian qua, Mỹ có những hỗ trợ cụ thể nhằm giúp tăng cường năng lực cho cảnh sát biển của Việt Nam. Việc gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương thể hiện sự cam kết bình thường hóa trọn vẹn với Việt Nam.

Chuyện nước Mỹ: Bí mật sau các bài siêu hùng biện

Chuyện nước Mỹ: Bí mật sau các bài siêu hùng biện

Lăn lộn hai tuần ở hai đại hội Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ giúp tôi ngộ ra vài điều thú vị đằng sau tài hùng biện của người Mỹ.

Giải quyết vấn đề hai chính phủ bất đồng, trong đó có vấn đề nhân quyền. Chúng tôi vẫn đấu tranh với định kiến chủng tộc trong nền tư pháp.

Chúng tôi vẫn bị phê bình, nhưng chính sự phê bình này, thông qua những tranh luận cởi mở và dám đối mặt với cái bất toàn của mình, cho phép tất cả mọi người được quyền lên tiếng vì mục tiêu đất nước thịnh vượng hơn, công bằng hơn

Hai nước chúng ta bây giờ đang đứng bên cạnh nhau để biết thế nào là hòa bình.

Thế hệ trước đã đem quân sự đến Việt Nam nhưng thế hệ sau của người Mỹ đến để đem đến những điều tốt đẹp, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam.

Làm sao để thế hệ con cháu chúng ta có thể thưởng thức vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, bảo vệ đời sống của người dân trước tình trạng biến đổi của khí hậu toàn cầu”.  

Tổng thống Mỹ kết thúc bài phát biểu và bước ra khỏi hội trường trong tiếng vỗ tay kéo dài của hơn 2.000 người có mặt tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

P.V

niemtin  (24/05/2016 02:51:48)
trandientv@gmail.com
Là người Việt Nam tôi tự hào về Điều tốt đẹp. ĐIều mà khi chúng ta nhận ra lẽ phải của mọi vấn đề. Hoan nghênh Việt Nam,tôn trọng các Đối tác.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến