Theo bạn, có nên 'tích hợp' môn Lịch sử vào các môn học khác?

Thứ Ba, 17/11/2015, 13:16 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được Bộ GD&ĐT công bố rộng rãi có nội dung "tích hợp" môn Lịch sử vào các môn học khác.

Ban xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể khẳng định: Thời lượng bắt buộc dành cho nội dung giáo dục Lịch sử chắc chắn sẽ nhiều hơn. Hiện nay môn Lịch sử được sắp xếp là 1,5 tiết/tuần. Sắp tới, nếu chương trình mới được thông qua thì học sinh sẽ được học khoảng 2,5 tiết/tuần kiến thức Lịch sử ở chương trình mới. Nếu học sinh đi theo hướng khoa học xã hội thì sẽ là 4 tiết/tuần (học môn Công dân với Tổ quốc khoảng 1 tiết, môn Lịch sử 3 tiết).


Việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau

Tuy nhiên, theo phân tích và thống kê của hàng loạt GS sử học tại cuộc hội thảo sáng 15/11 về vấn đề này, ý tưởng “tích hợp” Lịch sử cùng các môn Giáo dục quốc phòng và Giáo dục công dân có quá nhiều điểm không hợp lý và chưa hề xuất hiện trên… thế giới. Các nhà nghiên cứu cũng không tìm được tiền lệ nào về việc ghép Lịch sử với 2 môn học được cho là có sự khác biệt quá nhiều về bản chất này.

Chất vấn tại Quốc hội ngày 16/11, Đại biểu Lê Văn Lai đặt câu hỏi với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: “Tôi chưa thấy Bộ Giáo dục & Đào tạo có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc này. Nếu không dừng, không hoãn, Bộ trưởng có dám khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề?”.

Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Chúng tôi sẽ thảo luận tiếp thu, sẽ có báo cáo làm việc với Hội đồng lý luận Trung ương, Ban tuyên giáo Trung ương, Hội đồng quốc gia về giáo dục, Ủy ban Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Quốc hội… sau đó sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Đây là chuyện rất hệ trọng”.

Quý vị độc giả có thể để lại ý kiến của mình qua cuộc thăm dò dưới đây và tham gia đóng góp ý kiến bằng cách bình luận dưới bài viết này:

Thăm dò ý kiến

Theo bạn có nên tích hợp môn Lịch sử vào các môn học khác?


Thethaovanhoa.vn

ABC  (17/11/2015 03:34:07)
ABC@yahoo.com
Môn LS phải được dạy độc lập, bắt bộc và tăng tiết còn các môn học khác có liên quan thì chỉ có thể trích dẫn 1 phần tư liệu LS để tạo thêm hứng thú cũng như để HS hiểu rõ hơn về LS. Tóm lại môn LS là phải học bắt buộc và độc lập, còn các môn học khác có liên quan thì phải có trách nhiệm bổ trợ cho môn LS dưới hình thức trích dẫn tư liệu từ sách LS, nhắc lại các môc TG LS để giảng dậy cho HS hiểu thấu đáo hơn về ý nghĩa của các tư liệu LS đó.
Trọng Khang  (17/11/2015 03:05:14)
trongkhanghbt@gmail.com
Lịch sử là môn học cần được nâng cao hơn nữa, vì nó chẳng khác nào máu huyết trong cơ thể con người, nếu là một công dan mà không hiểu được lịch sử của Dân tộc, cha ông mình, thì sống cũng bằng thừa. Tích hợp ư, hay muốn loại bỏ đi những gì gọi là quá khứ và dần phân hoá nó, nếu ai đã đến Mỹ thì môn lịch sử là môn chính thống bắt buộc đối với học sinh và công dân, mặc dù lịch sử của nước Mỹ chỉ hơn 200 năm. Nếu không học lịch sử để hiểu về nguồn gốc giống nòi, thì chắc rằng ông tổng thơ ký LHQ vừa qua không thể biết mình là hậu duệ của Cụ Phan Huy Chú. Thật đau đớn khi một bộ phận nhỏ những kẻ "trí thức bàn phím" "nhàn cư vi bất thiện" nghĩ ra đủ thứ có thể thay đổi lịch sử. Năm trước người ta còn nghĩ ra là ai không mốn đi nghĩa vụ quân sự thì nộp tiền nữa, một nỗi đau, đau lắm! Danh dự của công dân tôi thấy đang bị xúc phạm.
Đức Ngọc  (17/11/2015 02:57:16)
Ducngoc05@yahoo.com
Lịch sử là lịch sử! Quốc phòng là quốc phòng! Lịch sử là quá trình hình thành và phát triển của một dân tộc, không nên tích hợp với yếu tố khác.
Lê Minh Thọ  (17/11/2015 02:51:33)
Tholeminhkt@gmail.com
Để nguyên thì không phù hợp vì dường như chẳng ai quan tâm đến học sử (và các môn khoa học xã hội khác)! Tích hợp vào môn học khác thì càng tệ hại hơn vì số giáo viên có khả năng dạy tích hợp môn học này quá ít và hệ quả tất yếu là "dân ta chẳng còn biết sử ta", nhưng lại thuộc sử Tầu nhiều hơn. Giải quyết vấn đề này phải xuất phát từ sự thay đổi nhận thức của cấp lãnh đạo đối với vai trò của khoa học xã hội, trong đó có cả vấn đề năng lực lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
nguyen van soi  (17/11/2015 02:47:54)
duongddabm@gmail.com
Tốt hơn hết là bỏ luôn những người nghĩ ra "sáng kiến" này, không có gì phải bàn.
Hồ hoàng Hải  (17/11/2015 02:46:32)
hoanghaik23@gmail.com
Theo tôi nên tích hợp, làm cho môn học lịch sử hấp dẫn hơn, thực tế hơn. Hiện nay học sinh học môn lịch sử rất nhàm chán. Tôi không biết mục đích của chương trình lịch sử hiện nay là gì, cung cấp thông tin, không khắc sâu kiến thức cho học sinh nhớ suốt cuộc đời. Một ví dụ cụ thể: giáo viên dạy sử dạy về Hội nghị Yalta nhưng không biết địa điểm này nằm ở đâu của trên thế giới hiện nay.
lê văn hội  (17/11/2015 02:06:55)
vanhoik39hcmup.edu@gmail.com
Thời luợng nhiều chưa chắc đã đạt được hiệu quả. Nói tóm lại việc làm của Bộ sẽ không còn ai dám nghiên cứu hoặc theo học ngành Lịch sử. Lúc đó Bộ mới thấy được việc đổi mới của Bộ có thể là sai lầm. Đấy là chư nói đến môn học tuy mang tính bắt buộc nhưng thực chất là môn để học sinh vui chơi cùng ý nghĩ "đâu có thi tốt nghiệp hay đại học gì đâu mà lo cũng như môn Giáo dục công dân hồi chưa cải cách thôi, học cho qua môn thôi. Chắc chắn là như vậy.
Nguyễn Bình Sơn  (17/11/2015 01:53:54)
bomonsu@yahoo.com.vn
Theo tôi nên tích hợp vào. Cần thiết thì bỏ hẳn đi. Chỉ nên phát truyện cho học sinh đọc tham khảo cho biết. Vấn đề là viết truyện sao cho hấp dẫn. Ai đồng ý vote nào?
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến