Dạy con tiêu lì xì đúng cách dịp Tết Nguyên đán

Thứ Sáu, 16/2/2018, 7:40 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Câu chuyện lì xì đầu năm nhận lộc may mắn, cầu tốt lành cho những người thân sơ là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Tết đến, Xuân về, câu chuyện làm thế nào để con trẻ hiểu về tiền lì xì, về cách thức tiêu tiền lì xì, kỹ năng hướng dẫn con quản lý tiền lì xì đúng cách lại "nóng".

Dạy con trẻ cách nhận tiền lì xì

Ngay từ khi còn bé, theo các nhà giáo dục học, các bậc cha mẹ cũng nên dạy trẻ tiêu tiền nói chung để hiểu được giá trị của tiền. Nếu chưa kịp hướng dẫn con tiêu tiền đúng cách, mỗi dịp Tết đến Xuân về, hẳn nhiều bậc cha mẹ sẽ phải lúng túng khi giúp con quản lý số tiền mừng tuổi.

Yêu cầu đặt ra là hướng dẫn trẻ tiêu tiền vào những việc phục vụ cho học tập hoặc những mục đích chính đáng cho trẻ. Dạy dỗ con cái biết quý trọng đồng tiền, biết trân trọng những giá trị tinh thần từ phong tục mừng tuổi đầu năm. Dạy con hiểu những thông điệp, nhắn nhủ của người lớn đối với chúng.

Chú thích ảnh
"Nóng" câu chuyện dạy con biết tiêu tiền lì xì.

Theo chị Nguyễn Thu Phương (Phương Mai, Hà Nội), đầu tiên cần phải dạy con lễ phép khi nhận lì xì: “Theo tôi quan trọng nhất là cần dạy con thái độ biết ơn khi nhận được tiền lì xì. Nhiều đứa trẻ có thái độ ngóng chờ lì xì, mở phong bao lấy tiền ngay khi nhận được bao lì xì hay thậm chí tỏ vẻ thờ ơ vì phong bao có số tiền không như kỳ vọng. Những tình huống như vậy nếu không được bố mẹ lường trước có thể làm bố mẹ và cả khách “dở khóc, dở cười” ngay đầu năm mới”.

Muôn vàn cách thức hướng dẫn con quản lý tiền lì xì

Chị Nguyễn Hải Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) thì lo lắng về cách dạy con quản lý tiền mừng tuổi. Là mẹ của ba cậu con trai, chị vẫn hướng dẫn con cách nhận tiền lì xì và sau đó có thể gửi bố mẹ, ông bà giữ hộ. Tuy nhiên, hiện nay, khi hai trong ba cậu con trai đã lớn, chị cảm thấy lúng túng khi con muốn giữ lại tiền.

Chú thích ảnh
Trẻ nên được học cách quản lý tiền lì xì

Chị Linh chia sẻ: "Cha mẹ lấy toàn bộ hoặc tiêu hộ tiền lì xì có thể không phải là cách hay. Tết này, tôi phải tìm cách hướng dẫn con biết cách dùng tiền một cách thông minh. Theo trao đổi của nhiều người bạn của tôi, Tết cũng là thời điểm thích hợp để dạy con về cách học sử dụng đồng tiền. Vì thế nên tôi đã hướng dẫn con giữ tiền lại để sang năm mới sẽ đưa con đi gửi ngân hàng".

Hiện rất nhiều ngân hàng có chương trình tiết kiệm dành cho trẻ em. Phần lớn ngân hàng dành nhiều ưu đãi cho chương trình này như lãi suất ưu đãi nhất so với các hình thức tiết kiệm khác, gửi tiền linh hoạt hơn, khuyến mãi gói bảo hiểm cho trẻ...

Với hình thức tiết kiệm này, dù rằng trẻ được đứng tên sổ tiết kiệm của riêng mình nhưng khi sử dụng sổ thì cần thông qua người giám hộ. Số tiền này sẽ được dùng cho nhiều mục đích do trẻ lựa chọn với sự hướng dẫn của bố mẹ. Đây là cách quản lý thông minh với đồng tiền trẻ có được.

Mừng tuổi ngày Tết: Nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa

Mừng tuổi ngày Tết: Nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa

Mừng tuổi vào dịp đầu năm là một phong tục phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu vào dịp Tết Nguyên Đán, nhiều nơi thường gọi là lì xì.

Anh Trương Khánh Toàn (Khu đô thị Times City) thì thỏa thuận với cô con gái lớn sẽ đút tiền vào con lợn tiết kiệm của con. Vì con gái lớn thường rất cẩn thận lại có thói quen tiết kiệm tiền hàng năm nên anh không có gì phải lo lắng với cách quản lý tiền lì xì cho con.

Theo anh Toàn, cô con gái có cả sổ sách ghi số tiền thu được của từng con lợn tiết kiệm và khi lợn đầy có thể đập lợn gửi ngân hàng.

Vợ chồng chị Hương Trà (Hải Phòng) vốn là dân kinh doanh nên cũng muốn dạy con cách chi tiêu tiết kiệm. Theo chị, nếu con đang thích món quà gì đó, chị sẽ hướng dẫn con cách tiết kiệm tiền lì xì để ra Tết có thể mua món đồ con thật cần thiết đó. Cách làm này giúp con hiểu được cách tiêu tiền và quan trọng hơn cả là sẽ biết rõ giá trị của đồng tiền. Như vậy, sau này, con sẽ không chi tiêu quá mức mình có.

Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên dặn trẻ dành một phần để làm từ thiện. Đây là lúc phù hợp nhất để dạy về tình thương người và sự hào phóng vì trẻ đang có sẵn khá nhiều tiền vừa được người khác cho.

Minh Tuệ/Báo Tin tức

Hiểu đúng về lì xì

Lì xì hay còn gọi là mừng tuổi là lệ đặt tiền vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ để mừng tuổi trong những ngày đầu năm mới, có thể kéo dài từ mùng 1 đến mùng 10 Tết, cầu mong điều may mắn, tốt lành, xua đuổi ma quỷ, trẻ em thì hay ăn chóng lớn, học giỏi, người già thì mừng thọ, chúc sức khỏe dồi dào.

Đặc biệt, trong sáng mùng 1 Tết, con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình, sau đó con cháu nhận lại được lì xì, như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ.

Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

Vì vậy, khi nhận được lì xì như nhận lời chúc may mắn. Số tiền trong phong bao lì xì không quan trọng là số lượng. Người nhận và trao lì xì đều nở những mụ cười ấm áp cho một ngày đầu năm mới đầy may mắn.

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến