Thạch Kim Tuấn trắng tay tại Olympic Rio 2016

Thứ Hai, 8/8/2016, 5:0 (GMT+7)
(Thethaovanhoa.vn) - Niềm hy vọng huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam là lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn đã thi đấu không thành công khi thất bại ở cả 3 lần cử đẩy. Như vậy, cử tạ Việt Nam không thể có huy chương ở Olympic Rio 2016.

Như vậy, kết thúc môn cử tạ hạng 56kg, Long Qingquan (Trung Quốc) giành HCV với tổng cử 307 kg, phá kỷ lục Olympic. HCB thuộc về Om Yun Chol (CHDCND Triều Tiên) và HCĐ thuộc về Sinphet Kruaithong (Thái Lan).

Sau 8 năm, Long Qingquan đã tái lập lại thành tích vô địch Olympic, đồng thời phá kỷ lục thế giới và kỷ lục Olympic.


Xếp hạng chung cuộc môn cử tạ hạng 56kg nam

Cuộc rượt đuổi thành tích của hai lực sỹ rất gay cấn khi Long Qingquan nâng thành công mức tạ 170kg, phá kỷ lục Olympic, thành tích tổng cử 307kg.

Với thành tích cử đẩy 169kg, phá kỷ lục Olympic của bản thân mình, Om Yun Chul đã phá kỷ lục Olympic của bản thân mình.

Sau khi Sinphet Kruaithong (Thái Lan) dừng ở mức tổng cử 289kg, cuộc đua tranh hai vị trí dẫn đầu chỉ còn là cuộc đấu tay đôi giữa Long Qingquan và Om Yun Chol.


6h35. Thạch Kim Tuấn không thành công ở mức tạ 160kg lần cử đẩy thứ hai và lần cử thứ ba cũng vậy.

Kết thúc Rio 2016, Trần Lê Quốc Toàn đạt thành tích 275 kg (121 cử giật và 154kg cử đẩy), không nằm trong nhóm tranh chấp huy chương.

6h31. Lần cử đẩy đầu tiên Thạch Kim Tuấn thất bại ở mức tạ 157kg. Sinphet Kruaithong (Thái Lan) thành công mức tạ 157kg và Trần Lê Quốc Toàn không chinh phục được mức tạ này.

Nestor Colonia hỏng cả 3 lần cử đẩy.

Arli Chontei (Kazakhstan) nâng mức tạ cử đẩy lên 154kg lần cử cuối cùng và không thành công. Thành tích chung cuộc (cử giật+cử đẩy) của lực sỹ này là 273kg.

Nestor Colonia thực hiện lại mức tạ 154kg vốn đã làm hỏng trước đó và vẫn không thành công.

6h22. Sinphet Kruaithong (Thái Lan) thành công mức tạ 154kg. Nestor Colonia (Philippines) không thành công ở mức tạ khởi điểm 154kg. Trần Lê Quốc Toàn lần cử đẩy thứ hai cũng thành công ở mức tạ 154kg.

Arli Chontei (Kazakhstan) cử đẩy không thành công, mức tạ 153kg.

Witoon Mingmoon không thành công mức tạ 151kg lần cử đẩy thứ hai khi không nâng tạ được lên tới vai. Lần cử đẩy cuối cùng, lực sỹ này thất bại.

De Las Salas Dela Rosa (Colombia) không thành công ở mức tạ 150kg. Kết thúc thi đấu, thành tích của De Las Salas Dela Rosa là 266kg.

Mirco Scarantino trong lần cử đẩy cuối cùng sung sướng khi chinh phục được mức tạ 149kg. Tổng cử của lực sỹ này là 264kg.

6h12. Trần Lê Quốc Toàn khởi đầu nội dung cử đẩy với 148kg và thành công.

Witoon Mingmoon (Thái Lan) thành công 148kg lần cử đẩy đầu tiên. Arli Chontei (Kazakhstan) dễ dàng vượt qua mức tạ 148kg.

Mirco Scarantino trong lần cử thứ hai chinh phục thành công mức tạ 146kg. De Las Salas Dela Rosa thành công mức tạ 147kg.

De Las Salas Dela Rosa (Colombia) cũng thành công với mức tạ này.

6h5'. Bắt đầu thi cử đẩy. Mirco Scarantino (Italy) khởi đầu thành công với mức tạ 143kg.

5h53. Long Qingquan ở lần cử giật thứ ba xuất sắc san bằng kỷ lục Olympic nội dung cử giật mà một lực sỹ Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập ở Olympic Sydney 2000, mức tạ 137kg.

Long Qingquan không thành công mức tạ 135kg, lần cử thứ hai.

Om Yun Chol thành công ở mức tạ 134kg, rất đáng khen.


Thạch Kim Tuấn tiếc nuối khi thực hiện không thành công

5h48. Thạch Kim Tuấn hỏng với mức tạ 133kg. Như vậy, kết quả tốt nhất của Tuấn là 130kg. Một thành tích không tốt như trong tập luyện.

Sinphet Kruaithong (Thái Lan) khó khăn chinh phục mức tạ 132kg, lần cử cuối cùng.

Arli Chontei (Kazakhstan) không thành công mức tạ 132kg, dừng lại nội dung cử giật với thành tích 130kg.

Long Qingquan (Trung Quốc) đăng ký mức tạ 132kg ngay lần cử giật đầu tiên và thành công. Om Yun Chol (Triều Tiên) cũng thành công với mức tạ 132kg.

Sinphet Kruaithong (Thái Lan) chinh phục mức tạ 131kg.

5h40. Thạch Kim Tuấn thành công mức tạ với mức tạ 130kg trong lần cử giật thứ hai.

Arli Chontei (Kazakhstan) thành công ở mức tạ 130kg, lần cử thứ hai

5h37'. Thạch Kim Tuấn khởi đầu không thành công khi thất bại ở lần cử giật đầu tiên, mức tạ 130kg.

5h35. Om Yun Chol, ứng cử viên cho tấm HCV đăng ký mức tạ khởi điểm cử giật là 128kg và chinh phục thành công.

Lực sỹ Philippines Nestor Colonia hỏng, không thành công với mức tạ 125kg ở hai lần cử.

Arli Chontei (Kazakhsatn) thành công ở mức tạ khởi điểm 125kg (cử giật).

Sinphet Kruaithong (Thái Lan) ngay lần cử giật đầu tiên đăng ký mức tạ 125kg và đã chinh phục thành công.

Lần cử giật cuối cùng, BHL đăng ký cho Trần Lê Quốc Toàn mức tạ 123kg và lực sỹ này đã không thành công.

5h28'. Trần Lê Quốc Toàn thành công ở mức tạ 121kg trong lần cử giật thứ hai.

Lực sỹ Philippines Nestor Colonia thành công ở mức tạ 120kg. Mirco Scarantino (Italy) kết thúc phần thi cử giật với thành tích khiêm tốn 115kg.

Lực sỹ Colombia, De Las Salas Dela Rosa Habib kết thúc phần thi cử giật với mức tạ cao nhất là 119kg.

Lần cử giật đầu tiên, Trần Lê Quốc Toàn dễ dàng chinh phục thành công mức tạ 117kg.

5h5. Nội dung cử giật, Thạch Kim Tuấn đăng ký mức tạ 130kg. Trong khi Trần Lê Quốc Toàn đăng ký mức 117kg.



Bảng xếp hạng tính đến 5h00 ngày 8/8 (giờ Việt Nam)

Kết quả này cũng đồng nghĩa với việc Ánh Viên không thể giành quyền vào thi đấu ở lượt bơi chung kết. Trước đó, kình ngư này về nhất ở loạt bơi thứ ba vòng loại 400m hỗn hợp nữ, nhưng cũng không thể giành vé đi tiếp. Ánh Viên sẽ còn tiếp tục tranh tài ở nội dung 200m hỗn hợp tại Olympic 2016.



Đồng đội của Ánh Viên là Hoàng Quý Phước phải nói lời chia tay Olympic 2016 trong thất vọng khi chỉ về đích thứ 7 đợt bơi vòng loại thứ 2 nội dung 200m tự do nam với thành tích 1 phút 50,39 giây.



Thành tích này không đủ để Quý Phước giành vé vào bán kết nội dung 200m tự do nam. Người đứng cuối cùng trong 8 VĐV được tiếp tục tranh tài là Sebastiaan Verschuren với thành tích 1 phút 46 giây 32.

Ít giờ sau khi kết thúc lượt bơi vòng loại 200m tự do nam của mình, trên trang cá nhân, Hoàng Quý Phước chia sẻ: “Chẳng biết nói gì ngoài hai chữ thất vọng. Thất vọng thứ nhất là bao nhiêu tình cảm, sự quan tâm của mọi người dành cho mình để bây giờ đổi lại mình chả làm được gì xứng đáng. Thất vọng thứ hai là bao nhiêu công sức không chỉ của riêng mình mà còn cả các thầy bỏ ra giờ thu lại con số 0.

Thất vọng thứ 3 là không thể vượt qua chính mình dù sự chuẩn bị rất tốt và mình nghĩ đủ tự tin để có thể làm được. Thành công không phải đích đến mà nó là từng ngày để ta tích lũy thêm kinh nghiệm. Thất bại không có nghĩa là chấm hết mà giúp ta ngày một mạnh mẽ hơn”.

Ở môn TDDC, Phan Thị Hà Thanh tham dự 2 nội dung ở vòng loại gồm nhảy chống và cầu thăng bằng.

Kết quả VĐV Việt Nam đứng 10/10 nội dung nhảy chống với 14,233 điểm và 21/50 cầu thăng bằng với 13,800 điểm.

Thư cảm ơn của Đoàn TTVN dự Olympic 2016

Ngay sau khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành HCV, thiết lập kỷ lục Olympic, nội dung 10m súng ngắn hơi, Đoàn TTVN đã nhận được nhiều tình cảm của nhân dân cả nước, đặc biệt là Thư chúc mừng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL.

Thay mặt Đoàn TTVN tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ VHTTDL, Ủy ban Olympic QG Việt Nam, Tổng cục TDTT cùng đông đảo khán giả, người hâm mộ và các cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước, đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho Đoàn TTVN nói chung và VĐV Hoàng Xuân Vinh môn Bắn súng nói riêng. Những tình cảm tốt đẹp ấy sẽ là động lực cho Đoàn TTVN trong những ngày thi đấu tiếp theo. Đoàn TTVN cũng mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo, khán giả, người hâm mộ cả nước trong thời gian tới.

Trưởng đoàn Trần Đức Phấn


Lâm Chi

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến