Huy động các nguồn lực cải thiện chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội

Thứ Ba, 27/11/2018, 19:7 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Chiều 27/11, tại Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác phát triển Đức, Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò và kết nối hợp tác cải thiện chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của gần 200 đại biểu trong và ngoài nước.

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin san lấp, lấn chiếm hồ Ngòi

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin san lấp, lấn chiếm hồ Ngòi

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận Nam Từ Liêm kiểm tra, làm rõ và xử phạt nghiêm (nếu có) trước thông tin Báo Tin tức phản ánh về tình trạng ngang nhiên san lấp, lấn chiếm hồ Ngòi tại địa bàn quận.

Hội thảo nhằm tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn, kết nối các giải pháp và hợp tác giữa các bên từ khu vực nhà nước, khối tư nhân, các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển, thúc đẩy các hành động chung về nâng cao chất lượng không khí. 

Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có 7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, 92% dân số thế giới đang hít thở bầu không khí không trong lành. Việt Nam nằm trong các quốc gia có chất lượng không khí kém trên thế giới, trong đó ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm.

Ông Đỗ Minh Khoa - Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại Hà Nội, theo thống kê năm 2018, dân số đạt khoảng 8 triệu người, có 6 triệu xe gắn máy, 600 nghìn ô tô và sự bùng phát các công trình xây dựng do quá trình đô thị hóa nhanh, cùng với việc tiêu thụ 40 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng dầu mỗi ngày… đã gây ra nguồn phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, làm suy giảm chất lượng không khí.

Bà Lưu Kim Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chia sẻ, thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai một số hành động nhằm tăng cường quản lý chất lượng không khí như: Thực hiện Chương trình một triệu cây xanh, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, thiết lập các trạm quan trắc không khí, công khai thông tin nhằm đánh giá chất lượng không khí và có những cảnh báo cho người dân. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường nói chung luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành mạnh mẽ và dài hạn của chính quyền các cấp, các cơ quan nghiên cứu, tổ chức dân sự - xã hội và cộng đồng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề về quản lý không khí thành phố Hà Nội; giới thiệu các ý tưởng bảo vệ môi trường, các sáng kiến cải thiện chất lượng không khí từ doanh nghiệp như: Thiết bị đo lường chất lượng không khí, giải pháp công nghệ lọc không khí, bếp cải tiến sử dụng viên nén nhiên liệu thay thế cho bếp than tổ ong, hạn chế đốt rơm rạ, tái chế chất thải và giới thiệu các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hướng tới tiêu dùng bền vững… Các đại biểu cũng đưa ra những giải pháp phù hợp giúp hoàn thiện kế hoạch hành động, từng bước cải thiện chất lượng môi trường không khí cho thành phố Hà Nội hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo.

Hoàng Nam

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến