Vấn nạn pháo sáng: Đã tới lúc phải hành động

Thứ Sáu, 13/9/2019, 11:32 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Các bạn đã xem tận mắt vết thương mất hết phần thịt một bên chân CĐV nữ, nạn nhân của vụ bắn pháo sáng trận Hà Nội FC tiếp DNH Nam Định chưa? Nó không dành cho những người yếu tim, nhưng người của BTC giải, Ban Kỷ luật, VFF và BTC trận đấu trên sân Hàng Đẫy phải xem. Bắt buộc phải xem, đặng hành động.

Bảng xếp hạng V League. Bảng xếp hạng bóng đá Việt Nam

Bảng xếp hạng V League. Bảng xếp hạng bóng đá Việt Nam

Bảng xếp hạng V.League 2019. Bảng xếp hạng bóng đá Việt Nam mới nhất. BXH V League 2019. Lịch thi đấu và trực tiếp V League 2019.

Pháo sáng, như Thể thao & Văn hóa từng đề cập trong các chuyên đề trước đây, thường được dùng cho tàu bè đi biển hoặc những nhà thám hiểm, phòng khi gặp nạn mà báo hiệu. Nhưng nhiều năm qua, nó lại được sử dụng để “tô hồng” các sân bóng và đến hôm giữa tuần rồi, nó là một công cụ có thể giết người, không khác gì một quả tên lửa hay đại bác.

Chúng ta bàn nhiều đến sự man rợ của đám người nhân danh CĐV vào vai những kẻ có hành vi sát nhân. Đấy là đứng ở khía cạnh người quan sát, bởi chúng ta chưa từng trong vai CĐV bóng đá.

V-League 2007, trận đấu bù giữa TMN.CSG và Thanh Hóa trên sân Quân khu 7. Nếu ai còn có trí nhớ tốt, thì đám người manh động thậm chí còn “khát máu” hơn nhiều, với “rau-củ-quả”, nước ối, ghế sắt, ghế nhựa..., ném xuống sân, làm gián đoạn trận đấu. BTC sau đó đã phải quyết định tạm dừng trận đấu ở giữa hiệp 2, thời điểm Thanh Hóa đang bị dẫn 0-2, sau đó mới thương thảo tổ chức lại.

Một năm sau sự cố Quân khu 7, với lực lượng an ninh bị cho là quá mỏng khiến Trưởng BTC V-League Dương Nghiệp Khôi phải từ chức, thì tiếp đến là sự cố chết người ở Nghệ An. Đó là trận đấu giữa SLNA và XM Hải Phòng.

Chú thích ảnh
Những kẻ côn đồ trên sân cỏ cần phải nghiêm trị bằng pháp luật, nhưng chính những nhà tổ chức bóng đá cũng phải chịu phần trách nhiệm lớn khi để xảy ra hình ảnh đau lòng này.
Ảnh: Thành Đạt

Đưa ra các biện pháp chế tài là điều cần thiết và đương nhiên, với các bên có liên quan. Nhưng làm sao để chấm dứt tình trạng bạo lực, pháo sáng, là bài toán không đơn giản. Nó thuộc về ý thức hệ, mà khu biệt chức năng từng bộ phận, sẽ không bao giờ giải quyết triệt để vấn đề. Bây giờ, là làm sao để khán giả - CĐV bóng đá vẫn đến sân và đảm bảo an toàn? Vậy phải quy trách nhiệm rõ ràng từ trước.

Theo công văn của VPF và giải trình của BTC sân Hàng Đẫy, thì vẻ như không một bên nào đứng ra nhận trách nhiệm. Hội CĐV DNH Nam Định cũng cho rằng, đấy chỉ là một vài con sâu làm rầu nồi canh, họ không phải CĐV chân chính. Bóng đá Việt Nam đã, đang và chưa bao giờ fair-play, cũng là bởi sự đùn đẩy trách nhiệm. Thực ra, chúng ta vẫn thiếu minh bạch. Tất nhiên, cuộc chơi nào cũng có niêm luật của nó. Sai thì phải xử và phải chịu, thua thì phải “chung”.

Khâu an ninh và kiểm tra an ninh các sân bóng, cần phải được tăng cường, bất kể tiêu tốn bao nhiêu ngân quỹ. Bởi phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Sự hấp dẫn của bóng đá được đo bằng khe cửa các SVĐ và sự an toàn của các trận đấu, cũng qua khe cửa SVĐ. Nhà tổ chức và BTC trận đấu đã lấy khe cửa cánh cổng sân bóng làm tự hào bấy lâu nay, thì cũng phải chịu trách nhiệm từ chính cái khe cửa ấy, khi để bạo lực xảy ra.

Bóng đá là môn thể thao vua, kết nối, chia sẻ, nhưng đừng biến bóng đá thành phương tiện cho một nhóm người, nhóm lợi ích cũng như những kẻ côn đồ. Chúng đều đáng bị kết tội. Vụ ở Hàng Đẫy, không phải duy nhất và cuối cùng, nếu chúng ta không hành động một cách quyết liệt.

Tùy Phong

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến