(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.
Giá vàng SJC tiếp tục ghi ngưỡng kỉ lục mới, tuy nhiên khoảng cách với vàng thế giới nới rộng lên mức 4,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng DOJI đang là 2,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng kỷ lục: Có nên "tất tay" vào vàng?
Giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục trong thời gian gần đây. Kim loại quý trong nước đã lần lượt phá các mốc 50 - 55 triệu đồng/lượng và đang tiến gần về mốc 60 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tháng. Liệu vàng có hấp dẫn trở lại đang là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Giá vàng thế giới tăng dựng đứng trong phiên hôm nay (5/8) và đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 2.000 USD/ounce do giới đầu tư kỳ vọng vào những gói kích thích kinh tế mới của Mỹ để bảo vệ nền kinh tế trước đại dịch COVID-19 trong bối cảnh lãi suất vẫn đang được duy trì ở mức thấp. Giá vàng đã chạm mốc 2021 USD/ounce trước khi giảm nhẹ vào đầu giờ sáng nay.
Phát biểu với Diễn đàn Các thị trường Toàn cầu Reuters, nhà tư vấn kinh tế trưởng Mohamed El-Erian tại Allianz, nhận định đà tăng của giá vàng xuất hiện khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm một phạm vi lớn hơn các loại tài sản giảm thiểu rủi ro giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ đang quá thấp.
Các chuyên gia cho rằng, giá vàng tăng do tâm lý các nhà đầu tư quan ngại về liệu Chính phủ Mỹ có sớm thông qua gói hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này hay không. Hiện các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về gói hỗ trợ mới dù đã đàm phán trong nhiều ngày qua.
Trong phân tích được đưa ra, ngân hàng Commerzbank nhận định: "Giá vàng đang được các nhà đầu tư coi là một cơ hội để mua. Giá vàng tăng không phải là điều bất ngờ khi nhìn số ca mắc mới COVID-19 vẫn tăng cao, trong khi Quốc hội Mỹ vẫn chưa nhất trí về gói hỗ trợ kinh tế mới, cũng như các yếu tố tác động khác".
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới đã tăng 33%, nhờ lãi suất thấp hơn và hoạt động mua vàng giữa bối cảnh thị trường xuất hiện các lo ngại về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ làm giảm giá trị của đồng USD. Thị trường trái phiếu Mỹ hiện đang hoài nghi về sự phục hồi của nền kinh tế. Trước đó, vàng phải cạnh tranh với các kênh “trú ẩn an toàn” khác như đồng USD, đặc biệt là khi căng thẳng Mỹ-Trung hạn chế dòng chảy đầu tư vào vàng.
Bên cạnh việc tăng mạnh của giá vàng, việc đồng USD rớt xuống mức thấp nhất 2 năm càng thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến vàng để giữ an toàn cho nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, một số nhà phân tích có tiếng trên thị trường quốc tế cũng đưa ra nhận định, giá vàng tăng nhanh như thời gian vừa qua sẽ làm tăng khả năng xảy ra một đợt điều chỉnh tạm thời, mặc dù xu hướng tiếp theo đó vẫn tăng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Ở thị trường trong nước, giá vàng đã phá các mốc lịch sử từ mức 50 triệu đồng/lượng hồi đầu tháng 7 và tới hiện tại kim loại quý đang tiến gần về mốc 59 triệu đồng/lượng. Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường vàng trong nước đang chịu áp lực bởi giá vàng thế giới tăng mạnh. Hiện tại, cung cầu thị trường trong nước vẫn ổn định. Tuy nhiên, người "chơi vàng" cần hết sức thận trọng trong "cuộc chơi" này.
Chỉ tính riêng từ đầu tháng 7 đến nay, mỗi lượng vàng SJC đã đắt lên tới gần 10 triệu đồng/lượng. Theo giới chuyên gia, có cơ hội để đầu tư vào vàng thời điểm này nhưng hãy thận trọng với kim loại quý bởi độ rủi ro của thị trường rất lớn.
Theo tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, trong bối cảnh hiện nay, vàng vẫn có cơ hội để đầu tư nhưng không nên dồn hết vốn liếng vào vàng và người dân càng không nên rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Nếu người dân có tiền nhàn dỗi chỉ nên dùng 1/3 để đầu tư vào kim loại quý. Thậm chí phải tính toán cả độ rủi ro, nếu chấp nhận được rủi ro thì hãy tham gia "cuộc chơi" này.
"Người dân có đầu tư hãy đầu tư dài hạn và tuyệt đối không nên "lướt sóng". Giá vàng tăng nhanh nhưng cũng có thể xuống rất nhanh nên lướt sóng tại thời điểm này rủi ro rất lớn. Nếu mua vàng tại thời điểm này hãy giữ lại khoảng 6 tháng sau được giá thì bán", tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nói.
Vị chuyên gia này cũng phân tích, hiện nay giá vàng trong nước đang "vênh" với giá thế giới khá lớn, thời điểm sáng 5/8 là gần 3 triệu đồng/lượng. Đây là một thông số cho thấy độ rủi ro cao trên thị trường, thông thường chênh lệch 1 triệu đồng/lượng cũng là yếu tố cảnh bảo rủi ro.
Thêm vào đó, ở những thời điểm nhạy cảm, giới kinh doanh vàng thường nới rộng chênh lệch mua và bán để bảo đảm an toàn. Điều đó lại đẩy rủi ro đến cho người dân. Bởi người dân khi mua sẽ mua giá cao nhưng khi bán ra thì lại chịu thiệt nhiều vì giá thấp.
Bài học gần đây nhất là vào sáng 28/7. Giá vàng trong nước đã vượt mốc 58 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sáng nhưng đã nhanh chóng rớt mạnh. Chỉ trong buổi sáng, mỗi lượng vàng SJC đã rẻ đi tới gần 1 triệu đồng/lượng. Nếu ai mua vàng vào đầu giờ sáng ở mức giá 58 triệu đồng/lượng thì cuối giờ sáng đã chịu lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng.
Ở góc nhìn khác, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng nhìn nhận, tại Việt Nam sau khi không còn chính sách gửi vàng có lãi (không giống như gửi tiền tiết kiệm, việc gửi vàng vào ngân hàng chẳng những không được hưởng lãi suất mà thậm chí còn khiến người gửi mất một khoản phí, thường gọi là phí giữ hộ vàng) thì nhu cầu yếu hơn. Trong bối cảnh giá vàng tăng như hiện nay, những người đang nắm giữ vàng hoặc đã mua vào ở thời điểm giá thấp thì nên nắm giữ. Còn những người chưa mua vẫn có thể đầu tư vào vàng, nhưng không nên mạnh tay.
Ông Lê Ngọc Nam, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng, hiện nay hầu hết các nước lớn đều bơm tiền tương đối mạnh nên các kênh đầu tư, dòng tiền lớn giúp cho thị trường chứng khoán, thị trường vàng đều có cơ hội tăng.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, kênh đầu tư chủ chốt là gửi tiết kiệm thì lãi suất giảm khá mạnh và liên tục giảm nên hoàn toàn có thể là dòng tiền đã dịch chuyển một phần sang các kênh đầu tư có kỳ vọng sinh lợi tốt hơn như cổ phiếu, bất động sản, trái phiếu... thậm chí là vàng.
Thị trường vàng trong nước đã tấp nập kẻ bán người mua trong khoảng 1 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, giới kinh doanh vàng cho biết thị trường hiện vẫn chủ yếu là các giao dịch nhỏ lẻ. Theo đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, từ đầu phiên giao dịch sáng 5/8 đến hiện tại, trên toàn hệ thống của DOJI, vẫn có khách hàng mua vào dù giá vàng đang neo ở mức khá cao.
Có khả năng người mua vàng trong nước vẫn kỳ vọng việc giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa do những bất ổn của việc kiểm soát dịch bệnh trên thế giới cũng như những yếu tố về mặt kinh tế, tài chính tác động lên xu hướng tăng của giá vàng.
Các chuyên gia đến từ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng luôn khuyến cáo, đầu tư vàng luôn là một kênh đầu tư rất khó nắm bắt và dự đoán cũng như ẩn chứa nhiều rủi ro. Bởi vậy, những nhà đầu tư có ý định tham gia vào đầu tư vàng sinh lời cần thận trọng, không nên “bỏ trứng vào một giỏ” và nên phân chia rủi ro sang các kênh đầu tư khác nhau thay vì dồn “tất tay” vào kim loại quý.
Giá vàng tăng kỷ lục: Thị trường giao dịch mua bán cầm chừng
Tính đến 11 giờ 30 phút ngày 5/8, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 57,4 - 58,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào - bán ra so với thời điểm mở cửa sáng nay.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại phố vàng Trần Nhân Tông, lượng giao dịch có biến động nhẹ. Khách hàng đến mua bán vàng ngay từ đầu giờ sáng, thay vì tập trung vào cuối giờ như những ngày trước. Nhưng, giao dịch mua bán cầm chừng.
Bà Lương Thị Hoà (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, sau khi nghe thông tin giá vàng thế giới và trong nước liên tục tăng cao, bà quyết định bán sau một thời gian lưỡng lự.
“Tuy nhiên, tôi chỉ bán một phần chốt lời. Một phần giữ lại nếu trong thời gian tới giá tiếp tục tăng sẽ tiếp tục bán. Chứ nếu bán hết bây giờ tôi cũng chưa biết đầu tư gì. Còn bản thân chưa có ý định mua đầu tư khi giá lên cao như hiện nay”, bà Hoà nói.
Hiện tại các cửa hàng vàng giao dịch mua chủ yếu là vàng trang sức, vàng miếng giao dịch với lượng trung bình. Hệ thống các cửa hàng của Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, sáng nay lượng khách mua vào chiếm 60% và lượng khách bán ra chiếm 40%.
Chị Nguyễn Bích Hạnh (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, chị đang chọn mua vàng làm đồ trang sức cưới nhưng với mức giá cao như bây giờ chị sẽ phải cân đối lượng mua. Theo chị Hạnh, giá vàng không ngừng tăng cao khiến cho chi phí đám cưới tăng theo, bắt buộc tiết giảm chi phí một số hạng mục mua sắm khác.
Anh Hà Hoàng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, sáng nay anh đến giao dịch mua vàng miếng SJC. Mặc dù, giá vàng tăng cao nhưng anh vẫn quyết định mua với hy vọng giá vào tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong khi dịch bệnh các kênh đầu tư đều khó khăn, với anh Hoàng, vàng cũng có thể là một kênh đầu tư tiềm năng.
Về phía đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, từ đầu phiên giao dịch sáng đến hiện tại, trên toàn hệ thống của DOJI, khách hàng vẫn mua vào dù giá vàng đang neo ở mức khá cao. Có khả năng người mua vàng trong nước vẫn kỳ vọng việc giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa do những bất ổn của việc kiểm soát dịch bệnh trên thế giới cũng như những yếu tố về mặt kinh tế, tài chính tác động lên xu hướng tăng của giá vàng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng đã vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong phiên giao dịch đêm 4/8 sau khi tại Mỹ, đảng Dân chủ và Nhà Trắng vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về gói kích thích kinh tế mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này dù đã đàm phán nhiều ngày.
Khép phiên này, giá vàng giao ngay tăng 2,12% lên 2.018,54 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ giao kỳ hạn có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 2.034,4 USD/ounce trước khi khép phiên ở mức 2.021 USD/ounce (tăng 1,7% so với phiên trước đó).
Giá vàng đã lần đầu tiên vượt ngưỡng tâm lý 2.000 USD/ounce giữa bối cảnh thị trường lo ngại về gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ Allianz, nhận định đà tăng của giá vàng xuất hiện khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm một phạm vi lớn hơn các loại tài sản giảm thiểu rủi ro giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ đang quá thấp.
Giá vàng hôm nay tăng dựng đứng
Giá vàng trong nước sáng nay 5/8 tăng tốc mạnh theo giá vàng thế giới và đang tiến sát mốc 59 triệu đồng/lượng.
Mở cửa sáng nay, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 57,5 - 58,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng 670 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 720 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Thời điểm này, Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý cũng niêm yết giá vàng SJC ở mức 57,6 - 58,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 800 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 1,15 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá đóng cửa hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng SJC cũng được niêm yết ở mức 57,1 - 58,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 350 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 600 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Quy đổi theo tỉ giá Vietcombank hôm nay, giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới khoảng gần 3 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí).
Giá vàng thế giới đã vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong phiên giao dịch đêm 4/8 sau khi tại Mỹ, đảng Dân chủ và Nhà Trắng vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về gói kích thích kinh tế mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này dù đã đàm phán nhiều ngày.
Khép phiên này, giá vàng giao ngay tăng 2,12% lên 2.018,54 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ giao kỳ hạn có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 2.034,4 USD/ounce trước khi khép phiên ở mức 2.021 USD/ounce (tăng 1,7% so với phiên trước đó). Giá vàng đã lần đầu tiên vượt ngưỡng tâm lý 2.000 USD/ounce giữa bối cảnh thị trường lo ngại về gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ.
Phát biểu với Diễn đàn Các thị trường Toàn cầu Reuters, nhà tư vấn kinh tế trưởng Mohamed El-Erian tại Allianz, nhận định đà tăng của giá vàng xuất hiện khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm một phạm vi lớn hơn các loại tài sản giảm thiểu rủi ro giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ đang quá thấp.
Các chuyên gia cho rằng giá vàng tăng do tâm lý các nhà đầu tư quan ngại về liệu Chính phủ Mỹ có sớm thông qua gói hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này hay không. Hiện các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về gói hỗ trợ mới dù đã đàm phán trong nhiều ngày qua.
Trong phân tích được đưa ra, ngân hàng Commerzbank nhận định: "Giá vàng đang được các nhà đầu tư coi là một cơ hội để mua. Giá vàng tăng không phải là điều bất ngờ khi nhìn số ca mắc mới COVID-19 vẫn tăng cao, trong khi Quốc hội Mỹ vẫn chưa nhất trí về gói hỗ trợ kinh tế mới, cũng như các yếu tố tác động khác".
Giá vàng vượt mức 2.000 USD/ounce tại thị trường châu Á
Sáng 5/8, giá vàng tại thị trường châu Á lập kỷ lục mới là 2.025,76 USD/ounce, tăng 33% từ đầu năm tới nay.
Trước đó, giá vàng đã lần đầu tiên chạm mốc 2.000 USD/ounce tại thị trường Mỹ. Trong phiên giao dịch ngày 4/8, giá vàng tiếp tục tăng và chạm tới mốc kỷ lục mới vào thời điểm 16h15 phút (giờ GMT) trước khi giảm giá. Các chuyên gia cho rằng giá vàng tăng do tâm lý các nhà đầu tư chưa chắc chắn liệu Chính phủ Mỹ có thông qua gói hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này hay không.
Cũng tại châu Á, mở màn phiên giao dịch ngày 5/8, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã giảm 0,49% xuống 22.462,42 điểm, trong khi chỉ số Topix giảm 0,49% xuống 1.547,57 điểm. Tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng đã tăng 0,33% lên 25.029,39 điểm. Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số Tổng hợp Thượng Hải giảm 0,25% xuống 3.363,33 điểm và chỉ số Tổng hợp Thâm Quyến giảm 0,6 điểm xuống 2.229,90 điểm.
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/8, thị trường chứng khoán Phố Wall cũng đã tăng điểm khi có thêm hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ đạt được nhất trí về gói kích thích mới. Theo đó, các bên đàm phán đã cam kết sẽ nỗ lực hết sức để đạt được thỏa thuận chi tiêu vào cuối tuần này, dù Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo giá trị thỏa thuận sẽ không gần mức 3.400 tỷ USD mà đảng Dân chủ mong đợi. Cụ thể, chỉ số tổng hợp S&P 500 đã tăng 0,36% lên 3.306,51 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số công nghệ Nasdaq lần lượt tăng 0,35% và 0,62% lên mức tham chiếu là 10.941,17 điểm và 26.828,47 điểm.
Giá USD vẫn ổn định dù giá vàng tăng kỷ lục
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 5/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.208 VND/USD, giảm 6 đồng so với hôm qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.904 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.512 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD duy trì ở mức ổn định, đồng Nhân dân tệ biến động nhẹ.
Lúc 8 giờ 45 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.060 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 23.085 - 23.265 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.277 - 3.371 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng ở chiều mua vào và 4 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh vẫn được giữ nguyên so với hôm qua, niêm yết ở mức 23.070 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.263 - 3.395 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng ở chiều mua vào và 4 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá vàng trong nước sáng nay (5/8) tăng tốc mạnh theo giá vàng thế giới và đang tiến sát mốc 59 triệu đồng/lượng.
Mở cửa sáng nay, công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 57,5 - 58,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng 670 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 720 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Thời điểm này, Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý cũng niêm yết giá vàng SJC ở mức 57,6 - 58,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 800 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 1,15 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá đóng cửa hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng SJC cũng được niêm yết ở mức 57,1 - 58,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 350 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 600 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Giá vàng thế giới đã vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong phiên giao dịch đêm 4/8 sau khi tại Mỹ, đảng Dân chủ và Nhà Trắng vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về gói kích thích kinh tế mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này dù đã đàm phán nhiều ngày.
Khép phiên này, giá vàng giao ngay tăng 2,12% lên 2.018,54 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ giao kỳ hạn có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 2.034,4 USD/ounce trước khi khép phiên ở mức 2.021 USD/ounce (tăng 1,7% so với phiên trước đó). Giá vàng đã lần đầu tiên vượt ngưỡng tâm lý 2.000 USD/ounce giữa bối cảnh thị trường lo ngại về gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ.
Đâu là nguyên nhân khiến đồng USD suy yếu?
Trong bối cảnh cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, thì sức mạnh của đồng USD lại đang trên đà suy giảm dần, thậm chí nhiều chuyên gia cảnh báo đồng USD đang đứng trước nguy cơ mất vị trí chủ chốt trong rổ tiền dự trữ của thế giới. Các chuyên gia cho rằng, việc giá trị đồng USD giảm mạnh đang phát đi 1 tín hiệu đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ rằng: hãy hành động quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19.
Kể từ sau khi lập đỉnh cao nhất mọi thời đại trong tháng 3 vừa qua, đồng USD đã mất đi 10% giá trị, và đặc biệt giảm mạnh trong vài tuần trở lại đây. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh làn sóng COVID-19 vẫn đang lây lan một cách không thể kiểm soát được trên khắp nước Mỹ.
Nếu như ở thời điểm đầu của dịch bệnh COVID-19 (hồi tháng 3-2020), đồng USD đã tăng mạnh vì nhà đầu tư coi các tài sản Mỹ (như trái phiếu kho bạc Mỹ) là hầm trú ẩn an toàn trong khi virus SARS-CoV-2 đang càn quét khắp châu Âu, thì giờ đây với đại dịch COVID-19 nổ ra trên khắp nước Mỹ đã làm dấy lên nỗi lo ngại về những hệ quả tàn khốc sẽ còn kéo dài. Lãi suất cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục ở mức siêu thấp trong nhiều năm tới. Điều này đã khiến đồng USD nhanh chóng giảm xuống mức thấp nhất của hai năm trở lại đây.
Cụ thể, từ đầu tháng 7-2020, đồng USD đã mất giá nhiều so với các đồng tiền khác như euro, bảng Anh, Yen Nhật… Đồng USD đã để mất 4,9% so với đồng euro, sau khi có một số thông tin cho rằng nền kinh tế Liên minh châu Âu sẽ vượt trội so với kinh tế Mỹ, giảm 2,5% so với đồng Yen, 6,4% so với đồng Krona của Thụy Điển, và 4% so với đồng đôla New Zealand. Tại các thị trường mới nổi, đồng Real của Brazil đã tăng hơn 6% và đồng Peso Mexico tăng 4,9% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ Trung Quốc chỉ tăng khoảng 1% so với đồng USD.
Chỉ số đồng USD, thể hiện tương quan giữa đồng tiền của Mỹ so với rổ tiền tệ, đã giảm 3,77% trong tháng 7, qua đó ghi dấu mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 4-2011, với mức giảm 3,85%.
Theo các nhà phân tích lý giải, sự trượt giá của đồng USD xuất hiện khi Mỹ tỏ ra "yếu thế" trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Cùng với đó, một số chuyên gia khác cũng cho rằng đà phục hồi kinh tế của Mỹ đang hụt hơi so với các khu vực khác của thế giới, bao gồm cả châu Âu. Có thể nói, sự đảo chiều của đồng USD là kết quả của xu hướng gia tăng thâm hụt ngân sách và môi trường lãi suất cực thấp của nước Mỹ. Nhìn vào phần lớn các giao dịch bán ra đều được thực hiện trong thời gian các sàn giao dịch ở New York mở cửa thời gian qua đã cho thấy chính các nhà đầu tư Mỹ đang ngày càng hoài nghi về sức mạnh kinh tế của nước Mỹ cũng như đồng USD.
Marc Chandler, chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex, cho biết tâm lý dè chừng đối với đồng USD đang được nhân rộng, không chỉ ở các quốc gia mà còn ở những đối tượng tham gia thị trường khác, như các nhà quản lý tài sản, các nhà đầu cơ hay các tổ chức tài chính.
Ngoài ra, đồng USD suy yếu còn do áp lực gia tăng của giá vàng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá vàng thế giới đã tăng thêm khoảng 30% giá trị, mức nắm giữ tại các quỹ giao dịch trao đổi vàng cũng tăng lên mức kỷ lục, với những biên độ tăng và giảm đều mạnh, đã có thời điểm giảm từ 1.980 USD xuống dưới 1.910 USD chỉ trong một phiên. Các chuyên gia cho rằng, khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua thì vàng được coi là kênh trú ẩn an toàn nhất vào lúc này.
Ngoài áp lực gia tăng của giá vàng, đồng USD còn chịu áp lực do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) giữ lập trường sách tiền tệ nới lỏng khi ngày 29-7 vừa qua, FED quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức hiện tại, từ 0%-0,25%. Mức này vốn đã được áp dụng từ ngày 15-3-2020, sau 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp trong tháng. FED cho biết, cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ tạo sức ép lớn lên các hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát trong ngắn hạn, đem đến rủi ro lớn cho triển vọng kinh tế trung hạn. Chính sự hoài nghi về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã gây áp lực lớn lên đồng USD thời gian qua.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters vào đầu tháng 7 vừa qua, đa số các nhà phân tích nhận định sự thống trị của đồng USD sẽ dần yếu đi trong năm tới, do nhu cầu suy yếu và triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Mỹ. Theo cuộc khảo sát này, khoảng 80% nhà phân tích nhận định trong 6 tháng tới, đồng USD vẫn giao dịch quanh các mức hiện tại với các mức tăng-giảm trong một phạm vi nhất định.
Theo các chuyên gia nhận định, đồng USD trên thị trường thế giới vẫn giảm, tỷ giá USD chưa có dấu hiệu phục hồi còn do những lo ngại về việc Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ vẫn đang mâu thuẫn trong việc thống nhất các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo của nước này. Hiện gói trợ cấp thất nghiệp vì COVID-19 đã hết hạn từ đêm ngày 31-7, nhưng các cuộc đàm phán giữa các nhà lập pháp hai đảng ở Mỹ thì vẫn chưa đi đến hồi kết. Được thông qua hồi tháng 3-2020, gói hỗ trợ Nhà Trắng chi cho mỗi lao động thêm 600 USD/tuần, ngoài khoản trợ cấp thất nghiệp thường xuyên. Chính sách này đã giúp hàng triệu người Mỹ mất việc làm chống chọi khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên đến nay, cuộc đàm phán về gói hỗ trợ mới vẫn đang bế tắc. Đảng Dân chủ muốn duy trì mức trợ cấp hiện nay cho đến tháng 1-2021, nhưng đảng Cộng hòa muốn giảm mức trợ cấp xuống 200 USD/người/tuần và chỉ kéo dài đến tháng 9-2020. Phe Dân chủ đề xuất gói hỗ trợ mới trị giá 3.000 tỷ USD, một phần ba số tiền đó dành cho các bang, nhưng phe Cộng hòa chỉ muốn chi 1.000 tỷ USD và không có khoản hỗ trợ cho các địa phương…
Có thể thấy, do dịch COVID-19, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện đã ở mức hai con số và sắp tới sẽ còn tiếp tục tăng. Cũng do COVID-19, kinh tế Mỹ đã giảm sút tới 33% trong quý II vừa qua, mức tồi tệ nhất kể từ năm 1947. Gia hạn gói trợ cấp sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách vốn đã rất khó khăn của nước Mỹ. Nhưng nếu không có chương trình hỗ trợ mới thì gần 30 triệu người thất nghiệp sẽ mất nguồn hỗ trợ, tác động tiêu cực tới chi tiêu, tiêu dùng, vốn đóng góp lớn cho phục hồi kinh tế Mỹ.
Vòng luẩn quẩn này khiến nhiều người cho rằng, đồng USD chưa thể phục hồi sớm. Thậm chí mới đây các chuyên gia của Goldman Sachs đã khiến mối lo ngại về tình hình lạm phát ở Mỹ thêm gia tăng khi đưa ra một cảnh báo rằng đồng USD có nguy cơ mất đi vị trí thống trị trong thị trường ngoại hối toàn cầu.
Nhóm P.V