Xử lý tội phạm tham nhũng – Quyết tâm chính trị và sự công tâm - Bài cuối: Nỗ lực cho sự ổn định và phát triển

Chủ Nhật, 15/12/2019, 22:58 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Xử lý tội phạm tham nhũng, ngoài việc xử phạt nghiêm minh cũng cần chú trọng tới yếu tố tuyên truyền, giáo dục, nhằm đạt mục đích răn đe và phòng ngừa chung. Tất cả những cách thức đó, đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là sự ổn định và phát triển.

Xử lý tội phạm tham nhũng – Quyết tâm chính trị và sự công tâm - Bài 2: Tập trung thu hồi tài sản tham nhũng

Xử lý tội phạm tham nhũng – Quyết tâm chính trị và sự công tâm - Bài 2: Tập trung thu hồi tài sản tham nhũng

Thu hồi tài sản cho Nhà nước là một trong những mục tiêu chính trong việc xử lý những vụ án tham nhũng. Trong các nhiệm kỳ, Đảng ta đã dành nhiều quan tâm chỉ đạo nhiệm vụ này. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII của Đảng đến nay, công tác thu hồi tài sản tham nhũng được chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, bước đầu đạt kết quả.

Tiến sỹ Đinh Thế Hưng (Trưởng phòng Pháp luật hình sự, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, việc giáo dục cần được xem xét, cân nhắc, mà không chỉ nhằm mục đích nghiêm trị. Bởi nghiêm trị và răn đe, chỉ có tác dụng là hình phạt đối với con người cụ thể, nhưng sẽ mất đi một vế khác mà tất cả chúng ta đang hướng tới là điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh lại các ứng xử trong xã hội theo hướng ngày càng tốt hơn, là nền tảng góp phần tạo dựng ổn định và phát triển. Người gây ra hậu quả, gây ra lỗi phải có ý thức trách nhiệm trong việc khắc phục lỗi đó và sẽ được hưởng chính sách pháp luật về việc đó.

Chú thích ảnh
Những kết quả bước đầu đạt được củng cố thêm niềm tin, là động lực để Đảng, Nhà nước, nhân dân cùng đồng lòng đấu tranh, phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng, nỗ lực vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước

Lấy ví dụ về việc nếu các đối tượng phạm tội khai thêm ra, họ sẽ bị khởi tố thêm tội. Khởi tố thêm tội tức là sẽ bị tăng hình phạt. Cứ theo lý thuyết ấy, chẳng bao giờ có người khai thêm cả. Việc này đặt ra câu hỏi, nếu họ khai ra, chuyện gì xảy ra và chúng ta ứng xử với việc khai thêm ra đó như thế nào? Làm thế nào để khuyến khích người phạm tội khai báo. Điều đó thể hiện rất rõ trong hành vi đưa và nhận hối lộ, chỉ có người đưa và người nhận biết. Giờ các đối tượng tự giác khai báo hành vi của mình, tự giác khai báo hành vi của các đồng phạm khác và nộp lại khoản tiền đó, để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Vấn đề đặt ra là các cơ quan bảo vệ pháp luật cần vận dụng và xem xét quyết định áp dụng đường lối xử lý đối với cá nhân đó như thế nào? Quyết định áp dụng này không chỉ là quyết định đối với cá nhân con người đó, mà quan trọng hơn là tạo ra một cơ chế pháp luật để cho người khác, đối tượng khác ý thức được nếu như mình cũng tự giác, thành khẩn như vậy, sẽ được hưởng chính sách tương tự. Quyết định này sẽ trở thành tiền lệ xử lý cho các hành vi tương tự, do đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đạt được cả hai mục tiêu trừng phạt và giáo dục.

Ngày 5/7/2019, trong buổi làm việc của Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng với tập thể Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải, đồng chí Lê Minh Trí (Ủy viên trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng) đã nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là hướng tới sự ổn định và phát triển để mỗi ngành phát huy được vai trò của mình, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã có tác dụng đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng; làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị; góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Quan trọng hơn là khẳng định lòng tin của người dân đối với Đảng, người dân yên ổn làm ăn, các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh… Đó chính là tạo ra một môi trường cho sự ổn định và phát triển. Tuy nhiên, làm thế nào để xử lý tham nhũng nhưng vẫn đảm bảo ổn định và phát triển là điều mà các cơ quan bảo vệ pháp luật phải cân nhắc giữa việc xử lý ai, xử lý đến mức độ nào và xử lý vào thời điểm nào. Điều này rất quan trọng cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ hành vi tham nhũng, tiêu cực của các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Điển hình là vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank)…

Đây là bài toán khó khăn, đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải bản lĩnh và công tâm, cân nhắc kỹ lưỡng trong phân định các hành vi vi phạm. Điển hình là trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra ở OceanBank, một số người là lãnh đạo của các công ty đối tác đã ký các hợp đồng khống, nâng khống cho OceanBank với giá trị nhỏ, đã thành khẩn khai báo và tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền chiếm hưởng liên quan đến phần trách nhiệm của mình trong quá trình điều tra… Do đó, các cơ quan tố tụng đã không khởi tố và không phê chuẩn khởi tố những đối tượng này. Việc xử lý như vậy thể hiện rất rõ nét về áp dụng chính sách hình sự, khi xử lý đối tượng phải cân nhắc giữa hậu quả và thái độ khai báo, ý thức khắc phục hậu quả.

Thực tế đấu tranh phòng, chống tham nhũng đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nỗ lực cao trong công tác của mình, phải vừa thận trọng, vừa khách quan. Thận trọng ở chỗ, khi quyết định xử lý hình sự phải chọn một thời điểm cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu ổn định và phát triển. Khách quan ở chỗ phải nói đúng, nói đủ và có quan điểm một cách trung thực. Không thể có 10 mà chỉ nói 3, sai mà nói thành đúng… Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần công tâm cân nhắc, rạch ròi ranh giới để tránh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và sự phát triển chung của các doanh nghiệp. Việc xử lý cần tính đến thực trạng giữa yêu cầu xử lý và việc khắc phục hậu quả, không đơn thuần là xử lý một cá nhân, một nhóm người, mà cần tính đến hệ quả xã hội, kinh tế đối với hành vi liên quan; cần đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng với yêu cầu ổn định và phát triển, đòi hỏi nâng cao ý thức cá nhân, cá nhân nào làm, cá nhân ấy chịu trách nhiệm, tránh làm ảnh hưởng chung đến cả tập thể.

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời phải chấn chỉnh, đấu tranh, bác bỏ tư tưởng lo ngại rằng, việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt ý chí, tạo ra tư tưởng làm việc cầm chừng trong cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.

Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài. Những kết quả bước đầu đạt được củng cố thêm niềm tin, là động lực để Đảng, Nhà nước, nhân dân cùng đồng lòng đấu tranh, phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng, nỗ lực vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

Kim Anh - TTXVN

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến