Vụ cá chết: Nhóm nguyên nhân do 'thủy triều đỏ' mà Bộ nói đến là gì?

Thứ Tư, 27/4/2016, 21:39 (GMT+7)

(Thethaovahoa.vn) - Theo thông báo của Bộ TN&MT trong cuộc họp báo tối nay, nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung là "có thể có 2 nhóm nguyên nhân chính", bên cạnh nhóm nguyên nhân do con người là do "thủy triều đỏ". Vậy hiện tượng thủy triều đỏ là thế nào?

Thông báo do Bộ TN&MT đưa ra như sau: Có thể có 2 nhóm nguyên nhân chính gây cá chết. Một là do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.

Đồng thời thông báo cũng nêu rõ: Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu nhập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy về hiện tượng cá chết hàng loạt.

Vậy "Thủy triều đỏ" là gì?

Theo Wikipedia, đó tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, xảy ra ở cửa sông, mặt biển tích tụ nhanh chóng những cột hoa do tảo biển sinh ra.


Đợt thủy triều đỏ xảy ra dọc bờ biển La Jolla, California.

Quan niệm thông thường. Thủy triều đỏ được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm. Cơ chế nhóm tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) sinh ra những đợt thủy triều đỏ mang độc tố vẫn còn là một bí ẩn, nhưng đó có thể là một cơ chế phòng thủ được triển khai xuất phát từ những thay đổi của các dòng hải lưu như thay đổi nhiệt độ hay trạng thái quá tải của môi trường.

Về nhân tố gây ra thủy triều đỏ.

Năm 1985, nhà hóa học Koji Nakanishi tại Đại học Columbia đã đề xuất một chu trình sinh ra thủy triều đỏ, theo đó các phản ứng hóa học xảy ra theo từng bước, nhờ đó nhóm tảo dinoflagellates sinh ra thành phần độc tố chính trong thủy triều đỏ là brevetoxin cùng các độc tố khác.

Theo các nhà khoa học, phản ứng ban đầu được kích hoạt bởi một enzyme và nước có thể là thành phần liên hệ trực tiếp với quá trình sinh ra độc tố hoặc đóng vai trò quan trọng do tảo dinoflagellates là một thực thể sống của biển.

Sự xuất hiện của thủy triều đỏ tại một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên (tảo nở hoa theo chu kỳ mùa như kết quả từ hiện tượng nước trồi dọc bờ biển vốn là hệ quả tự nhiên của sự di chuyển của các dòng hải lưu nhất định) trong khi trong các trường hợp khác chúng xuất hiện là do kết quả của việc gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước từ các hoạt động của con người.

Sự phát triển của phù du thường sẽ bị giới hạn bởi sự có mặt nitrat và phốt phát vốn có thể được gia tăng do thất thoát từ các hoạt động nông nghiệp cũng như trong khu vực xuất hiện hiện tượng nước trồi. Những yêu tố khác như bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn như sa mạc Sahara được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra thủy triều đỏ.

Một số sự kiện tảo nở hoa tại bờ biển Thái Bình Dương được cho là có mối liên hệ với sự xuất hiện của các biến đổi khí hậu quy mô lớn, ví dụ như các sự kiện El Nino.

Trong khi thủy triều đỏ ở vịnh Mexico đã được ghi nhận bởi các nhà thám hiểm thời kì đầu như Cabeza de Vaca, vẫn chưa rõ ràng điều gì làm khởi phát cho sự nở hoa của tảo cũng như mức độ của các tác nhân của tự nhiên lẫn con người đóng vai trò lớn tới đâu trong sự phát triển của chúng.

Và ngoài ra vẫn còn có những cân nhắc rằng sự gia tăng của Sự kiện thủy triều đỏ về tần suất và mức độ nghiêm trọng của sự nở hoa của tảo trong các phần khác nhau của thế giới liệu có thực sự đang diễn ra trong thực tế hay đó chỉ là do sự gia tăng của những nỗ lực quan sát đi cùng những tiến bộ trong phương pháp nhận dạng loài.

Chứng bệnh liên quan: Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ bao gồm chuỗi mắt xích dài gồm 6 mạch vòng móc nối với nhau liên tiếp tạo thành những hợp chất cao phân tử và đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.


Nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung vẫn còn để ngỏ

Những sự cố đáng chú ý: Năm 1793: Trường hợp đầu tiên được ghi nhận xảy ra ở British Columbia, Canada. Năm 1840: Không có trường hợp tử vong của con người đã được quy cho thủy triều đỏ tại Florida, nhưng người dân có thể bị kích ứng đường hô hấp (ho, hắt hơi và chảy nước mắt) khi các sinh vật thủy triều đỏ (Karenia brevis) hiện diện dọc theo bờ biển và gió phát tán đi những chất độc lơ lửng trong không khí của chúng vào bầu không khí.

Việc bơi lội vẫn an toàn song kích ứng da hay tồi tệ hơn là cháy da có thể xảy ra trong khu vực tập trung cao của thủy triều đỏ.

 Đợt thủy triều đỏ bùng phát năm 2005 tại bang New England (Mỹ) đã giết chết 30 con lợn biển dọc theo bờ biển bang Florida trong mùa xuân và làm ngành công nghiệp chế biến sò của New England thiệt hại hàng triệu đô-la Mĩ.

ĐK (tổng hợp)

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến