Vỉa hè bị giải toả, ai được 'lợi'?

Thứ Ba, 28/2/2017, 10:34 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà mặt tiền các quận trung tâm TP Hồ Chí Minh như Quận 1, Quận 3 bỗng dưng bị "mất giá" trước "chiến dịch" lấy lại lối đi cho người đi bộ của UBND Thành phố.

Ngay đầu tuần, chị Nhẫn - quản lý quán cơm trưa văn phòng và các món bún cá ở số 169 Nguyễn Văn Thủ (phường Đa Kao, quận 1) "bủn rủn" chân tay khi nhận thông báo từ UBND phường Đa Kao.

Theo đó, UBND phường gia hạn đến ngày 5/3, quán chị phải chấm dứt việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh. Nếu đúng như quy hoạch của ngôi nhà, quán chị phải đập bỏ toàn bộ các bậc tam cấp, bồn hoa hai bên quán, toàn bộ bảng hiệu quảng cáo bên sườn quán và hệ thống giàn dây leo trước cửa nhà.

"Anh đô thị bên phường bảo nếu không làm, qua tuần phường tiến hành kiểm tra và sẽ bị cưỡng chế đập bỏ. Chi phí quán sẽ phải trả. Điều đó không đáng lo bằng cam kết không để xe trên vỉa hè. Không có chỗ để xe thì làm sao quán bán buôn được hả em", chị Nhẫn than thở.


Các điểm kinh doanh vị trí mặt tiền ở các địa điểm trung tâm TP Hồ Chí Minh sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh để trả lại vỉa hè cho người đi bộ.

Tương tự, hàng loạt các quán kinh doanh cafe, dịch vụ... trên các tuyến đường Mạc Đĩnh Chi, Đinh Tiên Hoàng... cũng đang "khóc dở mếu dở" vì không biết "đào" đâu ra chỗ để xe cho khách hàng. Hầu hết các điểm giữ xe xung quanh đều quá tải và không nhận thêm xe, những chỗ còn lại khá xa mà giá cao ngất ngưỡng. Còn các quán nhậu, quán ăn trên địa bàn cũng đang hồi hộp không biết phải xoay xở như thế nào vì tâm lý các "bợm nhậu" đều thích ngồi ngoài vỉa hè cho mát và thoáng.

"Tâm lý chỉ biết tiện cho mình còn mặc kệ người khác hầu như đã ăn sâu vào đại bộ phận người dân rồi em. Vì vậy nên rất khó bắt họ gửi xe chỗ khác rồi đi bộ lại mua hàng. Nhưng không thể chỉ nghĩ được cho mình mà mặc kệ người khác hoài được. Anh đang chuyển địa điểm kinh doanh chỗ khác cho tiện hơn đây", anh Nguyễn Hoài Tâm, chủ một quán ăn trên đường Mạc Đỉnh Chi cho hay.

"Hoạ" người này bất ngờ lại là "phúc" của kẻ khác khi những nhà trong hẻm đẹp đang được các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản săn lùng. Khảo sát nhanh của phóng viên, giá các căn nhà trong hẻm có vị trí đắc địa như gần mặt tiền, thông thoáng, rộng rãi, khu vực văn phòng, dân cư sầm uất... đang tăng giá từ 10-20%. Riêng những căn nhà mặt tiền một thời được các nhà đầu tư săn đón đang trở nên trầm lắng, khó khăn trong giao dịch.

Những ngày này, chị Võ Thị Kim Hoàng ở số nhà 193/51 Nam kỳ Khởi nghĩa (quận 3) đứng ngồi không yên vì quyết định tăng giá nhà lên 20% của chủ nhà. Căn nhà chị thuê để kinh doanh đã hơn 5 năm với giá 1.000 USD/tháng bỗng bất ngờ bị điều chỉnh lên 1.200 USD/tháng từ chủ nhà.

Vỉa hè và 'nguồn cảm hứng' Quận 1

Vỉa hè và 'nguồn cảm hứng' Quận 1

Trong tuần qua, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TP. HCM) Đoàn Ngọc Hải đã xuống đường nhiều lần, trực tiếp chỉ đạo rất nhiều điểm 'nhạy cảm' để giành lại vỉa hè cho người đi bộ.


Còn anh Hoàng sau khi đặt cọc thuê một căn nhà trong hẻm đường Trần Khắc Chân (quận 1) để kinh doanh quán ăn cũng bất ngờ bị đề nghị trả lại cọc từ chủ nhà thuê. Muốn tiếp tục thuê, căn nhà anh bị điều chỉnh tăng thêm 10% và thời gian thuê cũng giảm xuống chỉ còn 1 năm.

"Dù chưa sốt nhưng nhà trong hẻm ở vị trí đẹp sẽ lên ngôi trong thời gian tới. Nguyên nhân là giá thuê rẻ hơn nhiều so với nhà mặt tiền, đã vậy lại có chỗ để xe rộng rãi, thoải mái; có thể để hoặc treo bảng hiệu quảng cáo hoặc kinh doanh mà ít bị làm căng.

Đây là xu hướng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ nhưng không ít doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh ăn uống lớn cũng đang tìm đến các vị trí này", anh Hồ Ngọc Kính, Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Nhà ở VinaHome nhận định.

Theo Lê Nghĩa - Tin tức

Minh  (28/02/2017 03:55:24)
daukhihangkhong@hotmail.com
Vậy hẻm không dành cho người đi bộ (chưa kể còn xe qua lại) chắc? Mà tôi chắc lượng người qua lại các con hẻm đâu có kém gì trên vỉa hè, có khi còn cao hơn. Liệu sau giải tỏa vỉa hè (và giữ được không để bị tái lấn chiếm) có tiếp tục giải tỏa các con hẻm nữa không, hay chỉ cần đẹp mặt tiền để lấy thành tích? Vấn đề cốt lõi là thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân (đẫn đến khi đi ăn hay mua hàng để bừa lấn chiếm hè) cũng như ý thức của người dân thôi (còn việc bục bệ, biển...lấn chiếm vỉa hè tuy có cản trờ nhưng không phải vấn đề lớn và dễ giải quyết). Những cái này không thể giải quyết một sớm một chiều được và những phong trào như hiện nay cũng chỉ là bắt cóc bỏ đĩa thôi.
Nguyến tiền  (28/02/2017 01:38:25)
Lenguyen@gmail.com
Phải dỡ bỏ.làm từng cái một.xong cái vấn đề nay.chuyển sang dẹp cướp giật gây rối trật tự xã hội .phải làm mạnh .để thay đổi tư tưởng.
Nguyến tiền  (28/02/2017 01:38:25)
Lenguyen@gmail.com
Phải dỡ bỏ.làm từng cái một.xong cái vấn đề nay.chuyển sang dẹp cướp giật gây rối trật tự xã hội .phải làm mạnh .để thay đổi tư tưởng.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến