(Thethaovanhoa.vn) - Do địa bàn sinh sống ngày càng bị thu hẹp, môi trường biến đổi và việc tìm bắt ráo riết của con người, nên loài rắn hổ mang ngoài tự nhiên được ghi trong sách đỏ không còn nhiều.
Hiện nay, Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Cục Hậu cần, Quân khu 9 (Trại rắn Đồng Tâm, TP Mỹ Tho, Tiền Giang) đã thực hiện thành công Đề tài cấp nhà nước về “Nhân giống bảo tồn rắn hổ mang...”.
Nhờ dự án Bảo tồn nguồn gen rắn hổ mang (lần đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này), ngành Y nước ta có thể chủ động trong việc sản xuất ra thuốc chữa rắn cắn, một số loại thuốc chữa đau xương khớp và một số sản phẩm dược đặc biệt khác.
Nhiều người sử dụng Internet không khỏi kinh ngạc khi đoạn video về một em bé ngủ ngon lành bên cạnh 4 con rắn hổ mang được truyền đi chóng mặt khắp các trang mạng xã hội.
Nam Thái - TTXVN