(Thethaovanhoa.vn) - Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu bia đã không được trên 50% đại biểu đồng ý để đưa vào dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu, bia.
Rối loạn tiêu hóa sau uống rượu bia chính là mầm mống khởi phát các bệnh đường ruột nguy hiểm.
Liên tiếp các vụ tai nạn giao thông xảy ra thời gian gần đây do người lái xe có sử dụng bia rượu đã khiến nội dung cấm điều khiển phương tiện giao thông khi uống rượu bia được đặc biệt chú ý.
Có hai phương án được đưa ra để đại biểu bấm nút lựa chọn. Một là cấm điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu và khí thở.
Phương án 2 là cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu, khí thở có nồng độ cồn vượt quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Tuy nhiên, cả hai phương án đều không nhận được quá nửa số đại biểu tham gia biểu quyết đồng ý.
Đại biểu Nguyễn Minh Đức – Đoàn ĐBQH TP HCM: Tôi không quá bất ngờ vì trong các thảo luận trước đang có sự chưa thống nhất về nhận thức…
Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, việc mở rộng quy định cấm sử dụng rượu bia cho cả tài xế ô tô, xe máy, mô tô thì trong bối cảnh hiện tại sẽ cần có lộ trình và sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi
Bà Nguyễn Thị Phong Lan – ĐBQH TP Hồ Chí Minh: Theo ý kiến của tôi đồng ý tăng nặng, kiểm soát uống ... nhưng cần lộ trình dần dần
Các đại biểu nhận định, hiện một số quy định hiện hành đã cấm tài xế ô tô uống rượu bia khi lái xe nhưng thực thi còn chưa hiệu quả. Vì vậy dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia cũng cần nghiên cứu thêm để tránh tình trạng đưa vào luật rồi nhờn luật.
Dù được dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 7 này của Quốc hội, đến nay vẫn còn những ý kiến rất khác nhau về nhiều quy định tại dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trước đó, khi thảo luận tại Quốc hội về dự luật này, nhiều đại biểu cho rằng việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia còn quá chung chung, chưa đủ sức răn đe, đề nghị phải bổ sung các chế tài phạt nặng, xử lý nghiêm minh./.
TTXVN