(Thethaovanhoa.vn) - Tại hội thảo góp ý dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 10/10, các chuyên gia nhấn mạnh, cần quy định chặt chẽ, cụ thể trong luật, đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để bảo vệ các bí mật Nhà nước và tránh lạm dụng luật trong ban hành văn bản.
Theo Thượng tá Lưu Thanh Long, Phó Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an Thành phố Hồ Chí Minh), cần xem xét bỏ quy định Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh mục bí mật Nhà nước, bởi lâu nay chúng ta thực hiện lập danh mục theo ngành dọc. Nếu để Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lập sẽ không bao quát hết được các lĩnh vực và khi đó 63 tỉnh, thành phố ban hành danh mục khác nhau có thể dẫn tới thiếu đồng nhất.
Liên quan vấn đề này, đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cho rằng, có thể giữ quy định Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lập danh mục bí mật Nhà nước, tuy nhiên cần quy định thu hẹp danh mục này, chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế như lập dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… nhằm giữ bí mật Nhà nước, tránh tình trạng lợi ích nhóm trong phổ biến thông tin. Trong khi đó, những lĩnh vực an ninh, quốc phòng hiện đã có ngành Công an, Quân đội lập danh mục.
Nguyễn Viết Dũng, sinh ngày 19/6/1986; nơi đăng ký hộ khẩu và chỗ ở hiện nay: xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; lao động tự do.
Theo ông Lê Văn Hùng, Phó Chánh Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, cần làm rõ một số quy định về những danh mục bí mật Nhà nước, tránh lợi dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để không công khai ra bên ngoài những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Điều này có thể cụ thể hóa hơn trong Nghị định hướng dẫn sau khi ban hành Luật.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến quy định bảo vệ bí mật Nhà nước trong giai đoạn công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay; không thể lấy lý do bảo vệ bí mật để không ứng dụng công nghệ thông tin. Dẫn chứng cho vấn đề này, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các ngân hàng rất cần sự bảo mật thông tin nhưng họ vẫn phải kết nối mạng internet để hoạt động.
Hiện nay, một số cơ quan, đơn vị ứng dụng công nghệ để bảo vệ thông tin, bí mật, trong đó có công nghệ chống sao chép, chụp lại màn hình máy tính (chỉ có thể đọc trực tiếp trên máy tính). Đây là công nghệ cần nghiên cứu, nhân rộng.
Ngoài ra, các chuyên gia đưa ra nhiều góp ý giúp công tác bảo vệ bí mật Nhà nước tốt hơn như phân biệt rõ về sao, chụp bí mật Nhà nước đối với các văn bản do đơn vị ban hành và đơn vị tiếp nhận; thẩm quyền cho phép sao, chụp; người được giao nhiệm vụ sao, chụp các bí mật Nhà nước…
Bị cáo Trần Thị Nga, sinh năm 1977, trú tại phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ Luật hình sự.
TTXVN/Tiến Lực