(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận nhiều nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu đối với dự thảo Luật trên.
Ngày 14/11, trao đổi với báo chí bên lề Kỳ họp thứ 8 về thông tin trong mức giá nước 10.246 đồng/m3 (giá nước hiện hành 7.000/m3) tạm tính của Nhà máy nước mặt sông Đuống có khoảng 2.003 đồng là trả lãi vay của nhà đầu tư, các đại biểu Quốc hội cho rằng cách lý giải này “rất khó chấp nhận” và cần phải xem xét lại.
Các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Các đại biểu cho rằng, dự thảo luật đã đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề mới phát sinh, có những quy định chặt chẽ phù hợp thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo đảm tính chủ động trong phòng chống và giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra.
Về ngân sách phòng chống thiên tai, các đại biểu thống nhất dự án đưa ra bổ sung kế hoạch trung hạn và quỹ dự trữ tài chính vào ngân sách để bảo đảm hoạt động phòng chống thiên tai trên thực tiễn và phù hợp với luật hiện hành. Việc bố trí nguồn ngân sách này bảo đảm sự chủ động, giải quyết kịp thời những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn khi thiên tai xảy ra cũng như yêu cầu xây dựng các công trình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Nêu quan điểm về một số nội dung của Luật Đê điều, các đại biểu cho rằng, thời gian qua, việc quản lý nhà nước ở các khu vực bãi bồi, cù lao, bãi sông rất khó khăn, bất cập, thậm chí buông lỏng nên có nhiều vi phạm xảy ra chưa được xử lý nghiêm do liên quan đến các luật khác, do e ngại, nể nang. Thực tế, bãi bồi, cù lao là do chính quyền cấp xã quản lý, giao cho người dân thuê có thời hạn và mục đích sử dụng cho nông nghiệp, phi nông nghiệp. Do đó, đã có nơi bị người dân chiếm dụng xây dựng nhà dân sinh, công trình dân dụng không phép. Mặt khác, việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi đê đã ảnh hưởng đến dòng chảy, gây xói mòn đê nên dự thảo luật sửa đổi phải có quy định cụ thể, tránh việc sử dụng cù lao, bãi bồi, lòng sông không an toàn cho đê. Các quy định này cần được dễ dàng thực hiện, không bị ràng buộc bởi các luật khác, tránh tình trạng người dân tự phát sử dụng, gây khó khăn cho công tác xử lý của các cơ quan chức năng.
Giải trình một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các nội dung đóng góp để cùng với cơ quan thẩm định của Quốc hội, các cơ quan hữu quan, hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng tốt nhất cũng như giải trình những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến còn khác nhau. Một số nội dung, Ban soạn thảo sẽ cùng với cơ quan chủ trì, thẩm định tổ chức thêm một số phiên hội thảo làm rõ hơn tạo sự thống nhất cao để hoàn thiện đưa ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương với 89,23% số phiếu tán thành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Về cơ bản, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp, đồng thời đóng góp thêm các ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và rà soát các nội dung của dự thảo Luật.
Quốc hội đã thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam với 91,51% số phiếu tán thành. Luật gồm 8 chương, 52 điều (tăng 2 chương, 12 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7). Luật quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã có nhiều quy định mới về quyền, nghĩa vụ của công dân liên quan đến việc xuất, nhập cảnh.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi), với tỷ lệ 91,72% đại biểu tán thành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Luật gồm 8 chương, 50 điều, quy định về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dân quân tự vệ.
Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV đối với ông Nguyễn Khắc Định; bỏ phiếu về phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhiệm kỳ 2016-2021 bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Kết quả, có 94% phiếu đồng ý miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV đối với ông Nguyễn Khắc Định.
Có 87% phiếu đồng ý về phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết trên với kết quả 100% đại biểu bỏ phiếu đồng ý thông qua.
TTXVN