(Thethaovanhoa.vn) - Cúng Rằm tháng Chạp - ngày Rằm cuối cùng của năm là nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt. Là một trong 3 lễ cúng tiễn năm cũ, Rằm tháng Chạp là lễ cúng sớm nhất - đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu.
Trước khi đón năm mới, người Việt sẽ chuẩn bị 3 lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp và cúng tất niên.
Tùy theo quan niệm và phong thủy của từng gia đình, lễ cúng Rằm tháng Chạp sẽ được diễn ra vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch.
Mỗi gia đình sẽ có một cách thức tiến hành lễ cúng khác nhau, có thể là lễ cúng chay, có thể là lễ cúng mặn. Song trên mâm lễ cúng không thể thiếu trầu cau, hương, nến, hoa quả tươi (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch.
Chẳng cần phải quá xa hoa cầu kỳ, chỉ cần gia chủ thành tâm, thành ý là được!
Bởi cúng Rằm là nghi lễ tâm linh mang ý nghĩa tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm hi vọng. Chỉ cần tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, khấn nguyện tới thần linh cầu mong sức khỏe, may mắn và bình an cho gia đình, là được.
Cúng Rằm là nghi lễ tâm linh mang ý nghĩa tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm hi vọng. Trong lễ Cúng Rằm, người ở dương gian sẽ tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, khấn nguyện tới thần linh cầu mong sức khỏe, may mắn và bình an cho gia đình.
Việc chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm cần phải chuẩn bị lễ dâng lên thần linh và gia tiên. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ là lễ chay hoặc lễ mặn.
Song trên mâm lễ cúng dâng lên các vị thần linh và tổ tiên gia đình không thể thiếu trầu cau, hương, nến, hoa quả tươi (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch.
Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung, đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:
- Lễ cúng chay: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…
- Lễ cúng mặn: Thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm màu đỏ của xôi gấc mang lại may mắn cho các gia đình.
Gia đình nào muốn tươm tất hơn thì bày biện lễ mặn gồm các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho may mắn, gà luộc đại diện cho sung túc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến và đặc biệt, có thể thêm bánh chưng cho không khí ngày cận Tết càng thêm đầm ấm.
Lễ vật chuẩn bị cho cúng Rằm không cầu kỳ sang trọng, quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ.
Gợi ý một số mâm cỗ mặn trong mâm lễ cúng Rằm tháng Chạp:
Thảo Vy