Quan sát mưa sao băng Geminid theo hướng dẫn của Hội Thiên văn học

Thứ Sáu, 14/12/2018, 20:59 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ NASA, mưa sao băng Geminid sẽ đạt đỉnh vào đêm 14/12 rạng sáng ngày 15/12 theo giờ Việt Nam. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất và cũng là cuối cùng của năm 2018.

Hôm nay có thể ngắm mưa sao băng Geminids rực sáng lên bầu trời

Hôm nay có thể ngắm mưa sao băng Geminids rực sáng lên bầu trời

Hôm nay, khi mở trang tìm kiếm Google, người dùng sẽ thấy xuất hiện màn hình Google Doodle phỏng tác theo mưa sao băng Geminids, xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và rực sáng lên bầu trời.

Cơn mưa sao băng nổi tiếng này được tạo nên từ tiểu hành tinh 3200 Phaethon. Các nhà khoa học đã từng tranh luận về bản chất của Phaethon. 3200 Phaethon là một tiểu hành tinh có quỹ đạo đưa nó đến gần mặt trời của chúng ta hơn so với Sao Thủy. Tiểu hành tinh gần Trái Đất và được theo dõi rất sát sao này còn được ví như sao chổi.

Phaethon được phát hiện vào tháng 10 năm 1983 và được đặt tên theo tên con trai của thần Mặt Trời Helios theo thần thoại Hy Lạp, vì quỹ đạo của nó tiến tới gần Mặt Trời.

Phaethon quay quanh Mặt Trời gần hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào khác và nó mất 1,4 năm để hoang thành chu kỳ quay. Khi tiến tới gần Mặt Trời, nó đạt tới 1.300 độ F và rơi ra những mảnh vụn.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, TRỰC TIẾP Mưa sao băng, Xem Mưa sao băng Geminid, trực tiếp xem Mưa sao băng Geminid, VIDEO Mưa sao băng Geminid, Xem Mưa sao băng
Mưa sao băng Perseid 2012 tại Snowy Range. Ảnh: David Kingham trên Flickr

Những vật chất này tạo thành mưa sao băng khi chúng lao vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ hơn 35km/ giây, sau đó bốc hơi thành những vệt mà chúng ta gọi là “sao băng”.

Geminid luôn đổ xuống trái đất vào tháng 12, nổi tiếng là cơn mưa sao băng với số lượng sao nhiều nhất nhì hàng năm và là cơn mưa sao băng duy nhất không tạo ra bởi sao chổi.

Được phát hiện lần đầu tiên qua dữ liệu vệ tinh 35 năm trước, Phaethon đưa trận mưa sao băng Geminids ngoạn mục vào bầu khí quyển Trái đất mỗi tháng 12. Và mỗi năm trôi qua kể từ giữa những năm 1833, sự phát triển của những vệt sáng màu vàng trên bầu trời đêm đã ngày càng dữ dội hơn.

Các mảnh vỡ từ đường mòn mảnh vụn Phaethon năm nay sẽ xuất hiện sau 9h tối ngày 13/12, đạt cực đại sau nửa đêm với số lượng lên tới 120 sao băng mỗi giờ.

Trung tâm cơn mưa sao băng sẽ đánh một hình vòng cung trên bầu trời, nằm ở hướng Đông Đông Bắc vào đầu buổi tối, di chuyển dần lên phương Bắc, đến điểm chính Bắc vào 2 giờ rạng sáng 15/12 để rồi di chuyển tiếp sang hướng Tây Tây Bắc khi trời dần về sáng.

Tại Hà Nội, nếu các điều kiện trên thuận lợi, người xem có thể thấy mưa sao băng Geminid dày nhất từ khoảng 20 giờ ngày 14/12 đến rạng sáng ngày 15/12. Thời điểm thuận lợi để quan sát là từ 20h ngày 14/12 đến 6h sáng 15/12.

Những người sống ở thành thị, để quan sát được mưa sao băng có thể tới một nơi không có ánh đèn, thoáng đãng. Đồng thời, bạn phải cho mắt làm quen với bóng tối từ 20-30 phút trước khi quan sát.

Cách tìm chòm sao Gemini - chòm sao Song Tử

Chòm sao Gemini mọc lên từ hướng đông và lên rất cao lúc giữa đêm trước khi dịch chuyển về chân trời phía Tây. Dễ dàng nhất là từ lúc 9 giờ tối. Nó nằm bên trái chòm Taurus (chòm sao Kim Ngưu) có dạng chữ V.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, TRỰC TIẾP Mưa sao băng, Xem Mưa sao băng Geminid, trực tiếp xem Mưa sao băng Geminid, VIDEO Mưa sao băng Geminid, Xem Mưa sao băng
Cách xác định chòm song tử (giữa màn hình, phía trên) hình hai anh em trên bầu trời, nơi mưa sao băng sẽ tuôn xuống. Ảnh: SPACE

Chòm sao Gemini dễ dàng tìm thấy thông qua 2 sao sáng nhất của nó là Pollux và Castor cách nhau khoảng 1 ngón tay. Bạn hãy tưởng tượng tâm của một cái đồng hồ là chòm sao Pollux, thì Castor nằm ở hướng 1 rưỡi.

Cách quan sát Mưa sao băng Geminid 2018

Năm nay mưa sao băng Geminid cực điểm không trùng vào ngày trăng tròn. Do vậy, người yêu thiên văn hoàn toàn có thể quan sát Mưa sao băng Geminid bằng mắt thường mà không cần tới sự trợ giúp của các dụng cụ thiên văn.

Chọn địa điểm thoáng rộng, tránh ra ánh sáng thành phố. Tư thế quan sát tốt nhất là ngả lưng để ánh mắt luôn hướng lên phía trên.

Ban đầu, bạn sẽ cần khoảng 10 phút để mắt quen với bóng tối, vì vậy hãy kiên nhẫn, có thể ban đầu bạn không thấy ngôi sao nào cả nhưng vài phút sau chúng sẽ dần xuất hiện.

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminid, TRỰC TIẾP Mưa sao băng, Xem Mưa sao băng Geminid, trực tiếp xem Mưa sao băng Geminid, VIDEO Mưa sao băng Geminid, Xem Mưa sao băng

Cách quan sát mưa sao băng Geminid theo hướng dẫn của Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam

Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminids, TRỰC TIẾP Mưa sao băng, Xem Mưa sao băng Geminids, trực tiếp xem Mưa sao băng Geminids, VIDEO Mưa sao băng Geminids, Xem Mưa sao băng
Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminids, TRỰC TIẾP Mưa sao băng, Xem Mưa sao băng Geminids, trực tiếp xem Mưa sao băng Geminids, VIDEO Mưa sao băng Geminids, Xem Mưa sao băng
Mưa sao băng, Mưa sao băng Geminids, TRỰC TIẾP Mưa sao băng, Xem Mưa sao băng Geminids, trực tiếp xem Mưa sao băng Geminids, VIDEO Mưa sao băng Geminids, Xem Mưa sao băng

Thảo Vy

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến