(Thethaovanhoa.vn) - Chiều 20/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND về việc thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021 - 2022 của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội.
Đây thực sự là sự việc đáng tiếc, đau lòng, bà con tổ dân phố, cùng Ban giám hiệu trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã đến động viên thăm hỏi, gia đình.
Chỉ thị yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã để tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch.
Khi dịch bệnh được kiểm soát, các đơn vị, địa phương cần chỉ đạo thực hiện việc tổ chức dạy học trực tiếp. Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp mà không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì phải tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục; không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ em mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em qua hoạt động truyền thông, hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ em thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà.
Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy - học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng, trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, trong đó có việc hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo phòng chống địch hiệu quả; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong năm 2021-2022; chuẩn bị các điều kiện để dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ đối với lớp 3 bắt đầu từ năm học 2022 - 2023l; tổ chức biên soạn, thẩm định, tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình quy định; bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học…
Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông gắn với thực tiễn; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…
Đồng thời, Sở cần triển khai hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn, không có bạo lực học đường; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, hỗ trợ học sinh, nhất là học sinh tiểu học, trong việc học trực tuyến tại nhà; quan tâm, có giải pháp để ổn định tâm lý, tư tưởng của học sinh, sinh viên bị tác động do tình hình dịch bệnh kéo dài…
Thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2021-2022 tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung đủ biên chế giáo viên, tổ chức tốt công tác tuyển dụng giáo viên, có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Sở Y tế Hà Nội cầm hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; xây dựng phương án cụ thể về việc tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên (đối tượng dưới 18 tuổi). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với thành phố về chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh trong một số trường hợp đặc thù, thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với người lao động trong ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19; hỗ trợ giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
TTXVN