(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia của Tổng hội Y học Việt Nam để hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Hà Nội: Xét nghiệm các hộ dân phố Trần Nhân Tông do liên quan đến ca dương tính
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, chiều 24/9, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng số ca mắc trong ngày từ 6 giờ đến 18 giờ trên địa bàn thành phố lên 6 ca, trong đó, có 2 ca tại cộng đồng và 4 ca tại khu cách ly, phong tỏa. Số ca mắc mới ghi nhận trong buổi chiều tại quận Long Biên (1 ca), Thanh Oai (1 ca). Ca ghi nhận tại cộng đồng thuộc chùm sàng lọc ho sốt là L.D., nam, sinh năm 1956, địa chỉ tại xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, là công nhân xây dựng tại công trường MB Nam An Khánh, huyện Hoài Đức. Ngày 23/9, ông L.D., được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Ca thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt là Â.T.T., nữ, sinh năm 1942, địa chỉ tại 22/22 tổ 4, Kim Quan, phường Việt Hưng, quận Long Biên, sống tại khu vực phong tỏa đã được xét nghiệm 1 lần âm tính, ngày 23/9 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính. Như vậy, tính từ đầu đợt dịch lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.961 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.360 ca.
Trong ngày 24/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường Nguyễn Du đã có thông báo về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cách ly y tế từ số nhà 11 đến số nhà 21 Trần Nhân Tông và số nhà 41A Triệu Việt Vương, phường Nguyễn Du, sau khi nhận được thông tin từ cơ quan y tế về việc phát hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại số nhà 21 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du. Ca F0 này đã tử vong đêm 23/9/2021 do treo cổ, hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường Nguyễn Du đề nghị các cơ sở kinh doanh, các hộ dân, người dân đang sinh sống tại các số nhà trên đóng cửa các cơ sở kinh doanh, không ra khỏi nhà, kể từ 11 giờ ngày 24/9/2021 đến khi có thông báo mới. Ban chỉ đạo của phường sẽ phân công lực lượng hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm cần thiết đến tận nơi cho các hộ dân khi người dân có yêu cầu. Ban chỉ đạo phường đề nghị người dân, các hộ dân sinh sống và làm việc từ số nhà 11 đến số nhà 21 Trần Nhân Tông và số nhà 41A Triệu Việt Vương tự theo dõi sức khỏe, cài đặt Bluezone, khai báo y tế tại địa chỉ http://tokhaiyte.vn, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đeo khẩu trang, vệ sinh chỗ ở... Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở... thì liên hệ ngay với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của phường và Công an phường. UBND phường Nguyễn Du giao Công an phường, Trạm Y tế phường chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp giám sát tình hình khu vực cách ly y tế.
Hà Nội phát hiện ca cộng đồng ở công trường MB Nam An Khánh
Sở Y tế Hà Nội tối 24/9 cho biết trong chiều nay ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 mới trong đó 1 tại cộng đồng, 1 ca tại khu phong tỏa. Như vậy, trong 24 giờ qua TP ghi nhận 6 ca mắc mới trong đó có 2 ca tại cộng đồng.
Ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng là ông L.D, 65 tuổi ở Cao Viên, huyện Thanh Oai. Ông là công nhân xây dựng tại công trường MB Nam An Khánh, huyện Hoài Đức. Ngày 23/9, ông được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
Ca phát hiện tại khu phong toả là bà Â.T.T, 79 tuổi, ở phường Việt Hưng, Long Biên. Bệnh nhân đã được xét nghiệm 1 lần âm tính. Ngày 23/9, bà được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính. Như vậy, ổ dịch phường Việt Hưng đã ghi nhận 26 ca mắc COVID-19 liên quan, trong đó quận Long Biên có 25 ca, huyện Gia Lâm có 1 ca.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4 đến nay) có 3.961 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly có 2.360 ca.
Ghi nhận 8.537 ca mắc, thấp nhất trong hơn 1 tháng qua của đợt dịch này
Bản tin dịch COVID-19 ngày 24/9 của Bộ Y tế cho biết có 8.537 ca mắc COVID-19, đây là số mắc thấp nhất trong hơn 1 tháng qua ở nước ta. Trong ngày có 12.371 bệnh nhân khỏi, cao hơn khoảng 3.900 ca mắc mới.
Thông tin các ca nhiễm COVID-19 mới:
- Tính từ 17h ngày 23/9 đến 17h ngày 24/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.537 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 8.530 ca ghi nhận trong nước (giảm 935 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (trong đó có 4.068 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (3.786), Bình Dương (2.978), Đồng Nai (803), Kiên Giang (203), Long An (194), Tiền Giang (112), An Giang (90), Cần Thơ (57), Tây Ninh (53), Đồng Tháp (40), Đắk Lắk (33), Bình Thuận (24), Khánh Hòa (19), Bình Định (18), Ninh Thuận (16), Hà Nam (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Vĩnh Long (11), Quảng Bình (9), Phú Yên (9), Quảng Ngãi (7), Hà Nội (5), Cà Mau (6), Đắk Nông (4), Đà Nẵng (4), Thừa Thiên Huế (4), Quảng Trị (4), Hậu Giang (4), Bến Tre (3), Bình Phước (2), Trà Vinh (1), Nghệ An (1), Thanh Hóa (1), Bạc Liêu (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-1.266), Tây Ninh (-33), Đắk Nông (-29).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (214), Tiền Giang (45), Đồng Nai (43).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.894 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 736.972 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 732.492 ca, trong đó có 500.680 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (362.493), Bình Dương (193.235), Đồng Nai (43.925), Long An (31.425), Tiền Giang (13.643).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.371
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 505.859
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.873 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.946
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.016
- Thở máy không xâm lấn: 125
- Thở máy xâm lấn: 755
- ECMO: 31
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 203 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (140), Bình Dương (30), Đồng Nai (15), Long An (7), Cần Thơ (3), An Giang (2), Trà Vinh (1), Đà Nẵng (1), Kiên Giang (1), Bến Tre (1), Bạc Liêu (1), Thanh Hóa (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 226 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.220 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 176.138 xét nghiệm cho 422.688 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.615.727 mẫu cho 50.727.067 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 23/9 có 593.903 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 36.793.910 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.534.498 liều, tiêm mũi 2 là 7.259.412 liều.
Phong tỏa khu vực phát hiện ca mắc trên phố Trần Nhân Tông
Trưa 24/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, 6 giờ qua Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 mới trong đó có 1 ca tại khu vực ổ dịch cũ (được tính là ca cộng đồng), 3 ca tại khu cách ly. Ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt trong cộng đồng là anh L.T.T, 48 tuổi trú tại số 21 phố Trần Nhân Tông (phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng).
Nhận được thông tin, UBND quận Hai Bà Trưng nhanh chóng tiến hành phong tỏa tạm thời một đoạn phố từ ngã tư Trần Nhân Tông - Bùi Thị Xuân đến ngã tư Trần Nhân Tông - Triệu Việt Vương.
Trưa cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường Nguyễn Du cũng ra thông báo về việc trên. Cụ thể, sau khi nhận được thông tin từ cơ quan y tế về việc phát hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại số nhà 21 Trần Nhân Tông, Ban Chỉ đạo phường đề nghị các cơ sở kinh doanh, các hộ dân, người dân đang sinh sống từ số nhà 11 đến số nhà 21 Trần Nhân Tông và số nhà 41A Triệu Việt Dương thực hiện đóng cửa các cơ sở kinh doanh, không ra khỏi nhà từ 11h ngày 24/9 cho đến khi có thông báo mới.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường Nguyễn Du đề nghị người dân, các hộ dân sinh sống và làm việc tại các địa chỉ nêu trên tự theo dõi sức khỏe, khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Dịch lan ra 3 trường học ở Hà Nam với 29 F0, 500 F1 đều là giáo viên, học sinh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam vừa thông báo thêm 7 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên con số 56.
Các ca mắc COVID-19 mới tại Hà Nam phân bố ở các huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm và TP Phủ Lý. Trong đó, có 2 học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản; 4 công nhân Công ty TNHH Espoir Việt Nam (Khu Công nghiệp Châu Sơn) và 1 học viên Trường Trung cấp kỹ thuật mật mã (Bộ Tổng Tham mưu).
Điều đáng lo ngại là dịch đã lây lan trong 3 trường tiểu học và THCS của TP Phủ Lý với 29 F0 là giáo viên và học sinh.
Các học sinh và giáo viên mắc COVID-19 đã được chuyển về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam để cách ly và điều trị. Hiện, tình trạng sức khỏe của các học sinh cơ bản ổn định.
Theo ông Phạm Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý, các lực lượng chức năng đang tiếp tục truy vết và cách ly y tế tất cả những người tiếp xúc gần các ca bệnh là học sinh, đồng thời triển khai biện pháp phòng, chống dịch ở các cơ sở giáo dục.
Do diễn biến dịch phức tạp, từ 18h ngày 23/9, thành phố Phủ Lý với 170.000 dân thực hiện cách ly xã hội trong 14 ngày. Người dân ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi mua lương thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, đi làm tại nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa thiết yếu và trường hợp khẩn cấp.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Phủ Lý cũng chọn 8 cơ sở giáo dục trên địa bàn làm nơi cách ly tập trung cho gần 650 công dân thuộc diện F1, gồm: Trường mầm non Hoa Sen (116 công dân), Trường mầm non Hai Bà Trưng (74 công dân), trường Mầm non Trần Hưng Đạo (130 công dân), Trường Mầm non Lam Hạ (43 công dân), Trường mầm non Lương Khánh Thiện (66 công dân), Trường mầm non Liêm Chính (90 công dân), Trường mầm non Lê Hồng Phong (120 công dân)…
Tổng người cách ly cộng dồn ở Hà Nam tính đến sáng 24/9 là hơn 38.062 (tăng 1.450 người là các trường hợp F1, F2 và người liên quan đến các ca mắc mới).
Trong số các F1 đi cách ly tập trung có trên 500 người là học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
Hà Nội phát hiện ca COVID-19 cộng đồng ở quận Hai Bà Trưng, điểm nóng phường Việt Hưng thêm 2 ca mới
Trưa 24/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết 6 giờ qua TP ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 mới trong đó có 1 ca tại khu vực ổ dịch cũ (được tính là ca cộng đồng), 3 ca tại khu cách ly.
Ca phát hiện qua sàng lọc người ho, sốt trong cộng đồng là anh L.T.T, 48 tuổi ở Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng. Anh được lấy mẫu ngày 23/9, xét nghiệm dương tính.
3 ca còn lại là F1 của các trường hợp ho sốt trước đó. Họ gồm bà N.T.H.P, 63 tuổi ở ngõ 328 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung. Bà P đã được chuyển cách ly tập trung theo kế hoạch giãn dân từ 1/9. Ngày 23/9 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính. Ổ dịch phường Thanh Xuân Trung nâng lên 593 người mắc.
Ca thứ 2 và 3 là chị P.T.C, 32 tuổi và bé trai T.K.M, 7 tuổi ở 29/22 Kim Quan, Tổ 4 phường Việt Hưng, Long Biên. Cả 2 bệnh nhân là F1 của bệnh nhân T.V.N, được xét nghiệm 1 lần âm tính và chuyển cách ly tập trung từ ngày 20/9. Ngày 23/9, họ được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính. Như vậy, ổ dịch phường Việt Hưng đến nay đã có 25 người liên quan.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.959 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.600 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.359 ca.
Sáng 24/9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc Covid-19, còn 28 điểm phong tỏa
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 23-9 đến 6h ngày 24-9, trên địa bàn thành phố không ghi nhận ca dương tính mới với vi rút SARS-CoV-2. Đây là buổi sáng thứ hai liên tiếp thành phố không ghi nhận ca dương tính kể từ khi nới lỏng giãn cách xã hội (từ 6h ngày 21-9).
Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4) là 3.955 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.599 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.356 ca.
Tính đến 18h ngày 23-9, thành phố có tổng số 654 điểm phong tỏa, trong đó số điểm đang còn phong tỏa là 28.
Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, hiện tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi là 2.987 trường hợp và 33 người tử vong do Covid-19. Ngoài ra, hiện còn 560 ca dương tính đang điều trị tại 5 bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô và 2 cơ sở cách ly, điều trị.
Về công tác tiêm chủng, thành phố được phân bổ hơn 6,16 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó số vắc xin đã tiếp nhận là hơn 5,96 triệu liều. Đến 18h ngày 23-9, các quận, huyện, thị xã và các bệnh viện trung ương trên địa bàn thành phố đã triển khai tiêm được hơn 6,5 triệu mũi, bao gồm hơn 5,7 triệu mũi 1 (đạt 95,3% dân số trên 18 tuổi và 69,1% tổng dân số Hà Nội); tiêm được hơn 782 nghìn mũi 2 (đạt 13% dân số trên 18 tuổi và đạt 9,42% tổng dân số).
Ngày 23-9, Bộ Y tế có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra về xử lý vi phạm phòng, chống Covid-19.
Theo Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị đã nỗ lực, quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, qua kiểm tra trực tiếp, tổng hợp báo cáo của các địa phương, đơn vị và phản ánh của một số cơ quan truyền thông, tại một số địa phương, đơn vị còn xuất hiện tồn tại, hạn chế như: Chưa thực hiện tốt nguyên tắc "5K"; còn tình trạng chủ quan, lơ là để lây nhiễm từ nơi có ổ dịch, trong khu cách ly, điều trị ra cộng đồng; việc tiêm vắc xin Covid-19 chưa tuân thủ theo đúng đối tượng và quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; chậm trễ trong việc tiếp nhận thông tin và hướng dẫn, vận chuyển người bệnh tới các bệnh viện điều trị Covid-19; giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 chưa được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tại khu vực y tế tư nhân...
Ngoài ra, còn có tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tăng giá bất hợp lý đối với khẩu trang, trang phục phòng, chống dịch, các loại thuốc có thông tin liên quan đến hiệu quả điều trị Covid-19...
Trước thực tế đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhằm từng bước kiểm soát tình hình dịch trong thời gian nhanh nhất, sớm nhất.
"Thực hiện xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng nơi, tránh lạm dụng, lãng phí; triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 kịp thời, an toàn, hiệu quả; kiểm tra, giám sát khắc phục ngay những tồn tại liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 nói chung, nhất là việc tổ chức xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng Covid-19", Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn và trong từng đơn vị; việc thực hiện tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn; chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19; việc thực hiện các quy định về giá dịch vụ chẩn đoán nhanh và xét nghiệm RT-PCR. Cùng với đó, thanh kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sinh phẩm, thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 nhằm phòng tránh việc đầu cơ, tăng giá... Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Hơn 1.000 ca COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO; Hải Dương tìm người liên quan đến ca F0
Đến nay Việt Nam có 728.435 ca mắc COVID-19, hơn 493.400 ca đã chữa khỏi. Với bệnh nhân đang điều trị có gần 4.700 bệnh nhân nặng, trong đó hơn 1.000 ca đang thở máy và ECMO. Công an huyện Gia Lộc, Hải Dương tìm người liên quan đến ca mắc COVID-19
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 728.435 ca mắc COVID-19, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.402 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 723.962 ca, trong đó có 488.309 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 16/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Kon Tum, Hải Dương.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (358.707), Bình Dương (190.257), Đồng Nai (43.122), Long An (31.231), Tiền Giang (13.531).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/9 là 6.226 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 493.488
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.696 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.964
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 798
- Thở máy không xâm lấn: 178
- Thở máy xâm lấn: 725
- ECMO: 31
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 227 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.017 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 227.791 xét nghiệm cho 569.083 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.439.589 mẫu cho 50.304.379 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Tổng số liều vaccin COVID-19 đã được tiêm là 36.152.556 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 29.094.447 liều, tiêm mũi 2 là 7.058.109 liều.
PV/TTXVN