Dịch COVID-19: Phương án tốt nhất để phát hiện virus SARS-CoV-2 là xét nghiệm bằng máy

Thứ Tư, 1/4/2020, 20:24 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chiều 1/4, các chuyên gia y tế khẳng định: Về điều trị, hiện nay cả thế giới chưa có thuốc đặc trị, phác đồ điều trị chuẩn đối với dịch COVID-19.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới cập nhật mới nhất: Thêm 6 ca mắc COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và thế giới cập nhật mới nhất: Thêm 6 ca mắc COVID-19

Báo Điện tử Thể thao và Văn hóa (TTXVN) tiếp tục cập nhật những diễn biến mới nhất của dịch bệnh COVID-19 trong nước từ các cơ quan chức năng.

Đội ngũ thầy thuốc của Việt Nam đang ngày đêm tìm tòi, thử nghiệm với tinh thần tất cả vì sức khỏe người bệnh, kết hợp kinh nghiệm từ các đồng nghiệp quốc tế và sự sáng tạo của Việt Nam để có các phương án điều trị tốt nhất cho từng ca bệnh. Việt Nam là một trong 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có trên 200 ca mắc bệnh (Việt Nam đứng thứ 88 về số ca mắc bệnh), chưa có bệnh nhân tử vong.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Liên quan đến công tác xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Hiện có hai nhánh xét nghiệm. Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng). Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày). Nhánh thứ hai này có loại xét nghiệm nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam hiện đã nhập khẩu sản phẩm test này từ Hàn Quốc. Test nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (Độ nhạy khoảng 65 – 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60 - 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại vi rút, vi khuẩn khác).

Điều đó có nghĩa là xét nghiệm nhanh có tỷ lệ trên 20% là có thể vừa nhầm vừa sót. Xét nghiệm có thể nhầm (xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng thực chất dương với loại vi rút, vi khuẩn khác) và cũng bỏ sót người đã bị nhiễm nhưng chưa phát bệnh hoặc mới phát bệnh (ít hơn 3 ngày). Vì vậy, loại xét nghiệm này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.

Đối với nước ta, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm, phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy móc để xác định chính xác. Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần có đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh, có thể sử dụng nhưng không được coi kết quả để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh. Hiện, thành phố Hà Nội đã sử dụng xét nghiệm nhanh để sơ bộ đánh giá mức độ lây lan để từ đó có phương án ứng phó phù hợp.

Phúc Hằng - TTXVN

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến