Dịch bệnh do chủng mới virus corona: Thông tin nCoV lây lan qua bụi khí là không chính xác

Chủ Nhật, 9/2/2020, 19:32 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Trước thông tin gây hoang mang dư luận về việc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) lây qua đường bụi khí, ngày 9/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chính thức phủ nhận cách thức lây lan qua đường bụi khí của nCoV.

Thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona: Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm thứ 14

Thông tin mới nhất về dịch bệnh do virus corona: Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm thứ 14

Ngày 9/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 14 dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế khẳng định, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là chỉ có 3 con đường cơ bản lây nhiễm của nCoV. Cụ thể là lây truyền qua không khí (qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp), lây trực tiếp (khi tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện biện pháp phòng bệnh) và lây truyền qua bề mặt trung gian đã nhiễm bẩn.

Chú thích ảnh
Kiểm tra nhiệt độ các trường hợp cách ly người Việt Nam nhập cảnh tại cửa khẩu Ma Lù Thàng, xã Ma Ly Pho (Phong Thổ, Lai Châu). Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Cách lây qua qua đường phân (trong trường hợp chăm sóc người nhiễm bệnh) thường không xảy ra vì bệnh nhân được chăm sóc cách ly trong cơ sở y tế. Cách lây theo đường "bụi khí" như thông tin đang gây xôn xao dư luận trên một vài kênh thông tin là hoàn toàn không chính xác.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: Đối với nhân viên y tế, nhiều con đường có thể lây nhiễm virus nói chung và nCoV nói riêng. Bộ Y tế đã có khuyến cáo với các nhân viên y tế khi sử dụng thủ thuật điều trị khí dung trong thời điểm dịch bệnh hiện tại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí, phế quản, viêm mũi xoang… Khi sử dụng phương pháp điều trị khí dung, bệnh nhân được úp mặt nạ lên vùng mũi, miệng. Các dung dịch bốc hơi được đưa trực tiếp vào đường hô hấp của bệnh nhân thông qua một ống dẫn khí nối với máy phát khí dung. Như vậy, khi bơm khí vào mặt nạ sẽ tác động thẳng đến vùng trong họng bệnh nhân. Tuy nhiên, do áp lực bơm khí dung, các giọt bắn có thể văng ra hai bên của mặt nạ nên có thể mang nguy cơ nhiễm các bệnh đường hô hấp.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, chủng mới virus Corona không lây qua đường không khí mà chỉ lây nghiễm đối với trường hợp bị những giọt bắn trong quá trình tiếp xúc, nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi của người nhiễm bệnh trong khoảng cách 2m. Giữ khoảng cách trên 2m là an toàn.

Như vậy, trong thời điểm dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp, đối với các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, việc sử dụng khí dung cần hết sức thận trọng để không làm phân tán virus ra môi trường bên ngoài.

Ng. Bích - TTXVN

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến