(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế sáng 2/8 cho biết có thêm 3.201 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh là 1.997 ca. Hiên đã có hơn 6,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm chủng ở nước ta.
Xem thông tin Covid-19 TẠI ĐÂY
Danh sách điểm phong tỏa tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến 11 giờ ngày 30/7/2021 xem TẠI ĐÂY
Đến ngày 1/8/2021: Số ca mắc COVID-19 của Việt Nam vượt 150.000 ca
Tính từ 23/1/2020 đến 18h30 ngày 1/8/2021, số ca mắc COVID-19 của Việt Nam vượt 150.000 ca. Việt Nam hiện có tổng số 154.306 ca mắc COVID-19, trong đó có 152.044 ca ghi nhận trong nước và 2.262 ca nhập cảnh.
TP.HCM, Bình Dương tiếp tục ghi nhận số ca mắc cao, Chính phủ yêu cầu tăng cường nhân lực
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ngày 1/8, cả nước đã ghi nhận 8.620 ca mắc mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 8.597 ca trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận nhiều nhất với 4.052 ca, tiếp đó là Bình Dương 2.179 ca, Long An 569 ca, Đồng Nai 425 ca, Khánh Hoà 298 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 184 ca, Tây Ninh 102 ca, Cần Thơ 100 ca..; trong đó có 2.007 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 1/8, Việt Nam có 154.306 ca mắc trong đó có 2.262 ca nhập cảnh và 152.044 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước từ ngày 27/4 đến nay là 150.474, trong đó có 40.383 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày 1/8, cả nước có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 43.157 ca.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg (Chỉ thị 16) của Thủ tướng Chính phủ thêm 14 ngày kể từ 0 giờ 00 ngày 2/8/2021. Đây là quyết định được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ban hành ngày 1/8 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân, đảm bảo độ bao phủ vaccine trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời đảm bảo yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều chỉnh kế hoạch tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đợt 5 tại thành phố.
Theo đó, toàn thành phố tổ chức 1.200 đội tiêm, đặt mục tiêu phấn đấu mỗi đội tiêm đạt 200 mũi tiêm trong một ngày. Như vậy, so với kế hoạch trước, thành phố đã tăng thêm 200 đội tiêm (trước đây là 1.000 đội tiêm). Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức buổi tiêm chủng không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng.
Sáng 1/8, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Hậu Giang về phối hợp hoạt động Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 vừa được thành lập với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề xuất một số nguyên tắc phối hợp hoạt động giữa Tổ công tác và tỉnh Hậu Giang. Trong đó, Tổ công tác sẽ có nhóm truy vết cộng đồng, nhóm điều trị, xét nghiệm và nhóm ứng dụng công nghệ thông tin và tỉnh cũng cần thành lập các nhóm tương ứng để phối hợp thực hiện công tác. Khi Tổ công tác làm việc tại các địa phương, cần có sự tham gia của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách địa phương. Sau 2 ngày hoặc cuối ngày, Tổ công tác sẽ báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ cho Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 5256/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc phân bổ, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo đó, để tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa bàn giáp ranh, thuộc các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An chủ động phối hợp với Bộ Y tế để điều chỉnh quy trình tiêm vaccine phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn; xây dựng kế hoạch tiêm và thông báo cho Bộ Y tế nhu cầu vaccine theo kế hoạch tiêm.
Cũng trong ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản hỏa tốc số 5258/VPCP-KGVX, gửi Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tăng cường nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Văn bản nêu rõ, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường kịp thời nhân lực chống dịch, đặc biệt các bác sỹ, điều dưỡng viên điều trị, hồi sức cấp cứu cho các địa phương có số ca nhiễm rất cao như: Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang… Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế chủ động, khẩn trương hơn nữa trong việc chỉ đạo tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực điều trị, hồi sức cấp cứu trên phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu và khả năng đáp ứng chung trên bình diện toàn quốc, triển khai ngay phương án điều động, chi viện kịp thời cho các địa phương đang có nhiều ca lây nhiễm, bệnh nặng.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan y tế địa phương nâng cao năng lực, tham gia lực lượng chi viện theo sự điều động của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế vừa có Quyết định số 3638/QĐ- BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19" thay thế cho quyết định được ban hành trước đó vào tháng 8/2020.
Theo hướng dẫn này, đã có thay đổi một số khái niệm. Đó là ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) mắc COVID-19 là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác;
Hoặc người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với SARS-CoV-2.
So với quy định cũ, khái niệm này đã bỏ điều kiện về tiền sử dịch tễ, tiền sử tiếp xúc F0.
Bên cạnh đó, các tiêu chí về người tiếp xúc gần (F1) cũng có một số điều chỉnh. Đó là, ngoài điều kiện là người tiếp xúc gần với F0 trong khoảng 2m thì còn là người có tiếp xúc gần trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
Quyết định cũng phân chia rõ trường hợp nào tiếp xúc gần với F0 có triệu chứng và F0 không có triệu chứng thì được xác định là F1.
Theo đó, đối với F0 có triệu chứng: Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của F0 cho đến khi F0 được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi; chán ăn; đau người; gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng...
Đối với F0 không có triệu chứng, trong trường hợp F0 đã xác định được nguồn lây: Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi F0 được cách ly y tế.
Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.
Quyết định mới cũng bỏ toàn bộ phần nội dung hướng dẫn việc giám sát (khi chưa có ca bệnh, có ca bệnh và dịch lây lan rộng trong cộng đồng) để phù hợp với thực tế.
Tạm thời phong tỏa ngõ 651 Minh Khai do có ca nghi mắc COVID-19
Ngày 1/8/2021, lực lượng chức năng phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng đã tạm thời phong tỏa ngõ 651 phố Minh Khai do phát hiện trường hợp nghi nhiễm COVID-19 để kịp thời khoanh vùng, truy vết và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Đồng thời, đề nghị mọi người dân ở nhà và ra ngoài khi thật sự cần thiết, không đi qua khu vực ngõ 651 Minh Khai.
Thái Nguyên, Hải Dương: Truy vết, cách ly các mắc COVID-19 mới
Thái Nguyên: Ngày 1/8, Trung tâm y tế huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) cho biết, trên địa bàn huyện tiếp tục ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại ổ dịch này lên 8 trường hợp.
Ca mắc mới là cháu bé sinh năm 2019, trú tại xóm La Muôi, xã Tân Khánh, đã được cách ly từ ngày 27/7 tại khu cách ly tập trung sau khi tiếp xúc gần với ca bệnh số 109.195 được phát hiện vào ngày 27/7. Trường hợp này có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau 4 lần lấy mẫu xét nghiệm. Hiện các cơ quan chức năng của huyện Phú Bình đang khẩn trương điều tra, rà soát các trường hợp liên quan để thực hiện cách ly y tế theo quy định.
Như vậy, tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận 20 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 8 ca tái dương tính sau công bố khỏi bệnh đang được quản lý tại tỉnh Thái Nguyên gồm: huyện Võ Nhai 5 ca, huyện Đại Từ 1 ca, huyện Định Hóa 1 ca và huyện Phú Bình 1 ca.
Hải Dương: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương ngày 1/8 ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó có 1 trường hợp ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành và 4 trường hợp đều ở xã Thái Tân, huyện Nam Sách.
Từ 27/4 đến nay, Hải Dương đã ghi nhận 84 trường hợp mắc COVID-19; trong đó 54 trường hợp đã khỏi bệnh và ra viện, 30 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương. Hiện số người đang cách ly trên địa bàn toàn tỉnh là 9.817 người; trong đó 1.702 trường hợp cách ly tập trung, 8.076 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Liên quan đến ổ dịch huyện Nam Sách, các cơ quan chức năng đã điều tra, truy vết, lấy mẫu cho 27.848 lượt người, trong đó có 465 trường hợp F1, 3.381 trường hợp F2, 16.263 trường hợp trong khu phong tỏa và 7.739 trường hợp ngoài cộng đồng. Kết quả có 23 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, số còn lại cho kết quả âm tính. Cơ quan chức năng đã thiết lập 4 vùng cách ly y tế đối với các khu dân cư là xã Thái Tân; khu Nhân Hưng, thị trấn Nam Sách; khu Mạc Thị Bưởi, thị trấn Nam Sách; khu chợ Hóp, xã Nam Hồng với tổng số 2.071 hộ, 8.221 nhân khẩu. Huyện Nam Sách cũng đã dừng hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Đại An Tính, cụm công nghiệp An Đồng để phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với ổ dịch ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, lực lượng chức năng đã điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho 43 trường hợp F1, 106 trường hợp F2. Kết quả có 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, còn lại là âm tính.
Thị xã Kinh Môn cũng quyết định thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ thôn Bãi Mạc, xã Thượng Quận gồm 409 hộ dân với 1377 nhân khẩu do có nhiều trường hợp F1 liên quan đến ca mắc COVID-19 ở huyện Kim Thành. Huyện Kim Thành cũng đã tiến hành phong tỏa chặt các thôn và toàn xã Kim Xuyên; dừng các hoạt động toàn bộ các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn.
Thành phố Hải Dương cũng đã yêu cầu các đơn vị hoạt động dịch vụ chuyển phát hàng hoá trên địa bàn thành phố đăng ký và giám sát y tế toàn bộ shipper. Thành phố cũng nghiêm cấm mọi trường hợp giao hàng, chuyển hàng trên các quốc lộ, tỉnh lộ, đường mòn, lối mở, tại các doanh nghiệp, cửa hàng ven quốc lộ thuộc địa bàn thành phố mà không qua các chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh.
Kể từ 12 giờ ngày 31/7, người tỉnh ngoài vào Hải Dương và người Hải Dương ra tỉnh ngoài trở về phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp Realtime-PCR có giá trị trong vòng 72 giờ.
Các lái xe taxi, xe ghép (xe 100) phải khai báo việc vận chuyển khách từ ngày 20/7/2021 trở lại đây, lập danh sách báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp huyện và lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ các trường hợp ra vào tỉnh này.
Chính quyền các cấp hướng dẫn, kiểm tra và quản lý các chuyên gia, cán bộ quản lý, lao động từ Hà Nội về làm việc, cư trú trên địa bàn tỉnh; ban hành quy định; quản lý chặt chẽ phòng, chống dịch của các chợ đầu mối nông sản và đưa chợ hoạt động trở lại;...
Đối với các chuyên gia, người lao động từ Hà Nội về Hải Dương làm việc, lãnh đạo tỉnh Hải Dương giao các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ theo phương án 3 tại chỗ là: ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ và làm việc tại chỗ” và “một cung đường hai điểm đến” ; doanh nghiệp có chuyên gia, người lao động từ Hà Nội về phải có kế hoạch chi tiết đảm bảo phòng, chống dịch gửi UBND cấp huyện xem xét, chấp thuận trước khi đón người về Hải Dương. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm thì yêu cầu dừng hoạt động.
Các doanh nghiệp phải chủ động xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ người lao động tham gia cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như ăn uống, khách sạn, lưu trú, chuyên gia, vận chuyển vật tư, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc …. và không dưới 20% người lao động có nguy cơ cao. Tần suất xét nghiệm là 5 đến 7 ngày/lần và gửi báo cáo về các cơ quan chức năng….
Thêm 16 ca mắc mới Covid-19, Hà Nội có 73 ca trong 24 giờ qua
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 1-8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 16 ca mắc mới, trong đó có 7 ca phát hiện tại khu cách ly và 9 ca phát hiện tại cộng đồng.
Các ca mắc mới được phân bổ tại 9 quận, huyện: Hoàng Mai (3), Hoàn Kiếm (3), Đông Anh (3), Hai Bà Trưng (2), Bắc Từ Liêm (1), Chương Mỹ (1), Đống Đa (1), Tây Hồ (1), Thạch Thất (1) và phân bố theo các chùm ca bệnh: Ho, sốt thứ phát (13); liên quan nhà thuốc Đức Tâm - 95 Láng Hạ - quận Đống Đa (1); liên quan đến tỉnh Bắc Ninh (1), liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (1).
Như vậy, tính từ 18h ngày 31-7 đến 18h ngày 1-8, Hà Nội đã ghi nhận 73 trường hợp mắc mới.
Trong 16 ca mắc mới có 13 bệnh nhân (BN) thuộc chùm ho, sốt thứ phát. Cụ thể:
BN1: C.T.X, nữ, sinh năm 1963; địa chỉ thôn 9 Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất. BN này liên quan đến chợ Bùng và ngày 27-7 có triệu chứng mệt mỏi. Đến ngày 30-7, BN được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
BN2-BN4: P.T.H, nữ, sinh năm 1992; H.G.L, nữ, sinh năm 2013; H.L.C, nữ, sinh năm 2014, đều ở địa chỉ 45 Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. 3 BN này đều liên quan đến BN 123.669. Sau đó, các BN xuất hiện đau rát họng, ho, ớn lạnh, giảm vị giác, được lấy mẫu và đều có xét nghiệm kết quả dương tính.
BN5: N.T.T, nữ, sinh năm 1985; địa chỉ ở Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh. BN là F1 (vợ) của BN N.Đ.Q và ngày 31-7 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
BN6: N.T.H, nữ, sinh năm 1982; địa chỉ ở số 146/3 Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. BN là F1 của BN 134.073 và ngày 27-7 đã xét nghiệm lần 1 âm tính và cách ly tập trung. Ngày 31-7, BN được lấy mẫu lần 2 và kết quả dương tính.
BN7: Đ.V.T, nam, sinh năm 1997; địa chỉ ở 56 Nam Dư, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. BN là F1 của BN 114.692, ngày 27-7 được cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính. Đến ngày 31-7, BN được xét nghiệm lần 2 và có kết quả dương tính.
BN8: N.C.T, nam, sinh năm 1947; có địa chỉ số 82 đường Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng. BN là F1 (chồng) của BN 128.585. Ngày 27-7, BN xuất hiện sốt, ho và vào Bệnh viện Thanh Nhàn xét nghiệm lần 1 âm tính, được cách ly. Đến ngày 1-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
BN9-BN10: N.H.H, nam, sinh năm 1980; N.V.T, nam, sinh năm 1992; đều ở Kính Nỗ, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. 2 BN này là F1 của BN 145.779, lấy mẫu xét nghiệm ngày 31-7 và có kết quả dương tính.
BN11: C.V.Đ, nam, sinh năm 1968; địa chỉ ở An Sơn, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ. BN là F1 của BN 141.161 và có tiếp xúc lần cuối ngày 30-7. Đến ngày 31-7, BN được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.
BN12: V.Đ.C, nam, sinh năm 1997; địa chỉ ngõ 56 Nam Dư, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. BN là F1 của BN 101.259 và có tiếp xúc ngày 22-7. BN được lấy mẫu ngày 25-7 âm tính và ngày 26-7 được chuyển vào khu cách ly tập trung. Ngày 31-7, BN có triệu chứng sốt, rát họng, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.
BN13: N.C.T, nữ, sinh năm 1998; địa chỉ ở ngõ 164 Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa. BN sống trong khu vực phong tỏa và ngày 31-7 xuất hiện sốt, đau họng, được đưa vào Bệnh viện Thanh Nhàn điều trị. Sau đó, BN được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 31-7 và có kết quả dương tính.
Ngoài 13 BN này còn có 3 BN, liên quan đến tỉnh Bắc Ninh (BN14), nhà thuốc Đức Tâm (BN15) và Bệnh viện Phổi Hà Nội (BN16).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 27-4 đến nay) là 1.247 ca, trong đó 751 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 496 ca là đối tượng đã được cách ly.
Thêm 4.246 ca mắc COVID-19, cả ngày 8.620 ca
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h đến 18h30 ngày 1/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.246 ca mắc mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 4.225 ca trong nước.
Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.025 ca, Bình Dương 764 ca, Khánh Hòa 298 ca, Long An 251 ca, Đồng Nai 163 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 138 ca, Tây Ninh 102 ca, Cần Thơ 100 ca, Đồng Tháp 70 ca, Sóc Trăng 53 ca, Bến Tre 50 ca, Bình Thuận 32 ca, Phú Yên 27 ca, Bình Phước 20 ca, Bình Định 16 ca, Đắk Lắk 15 ca, Thừa Thiên Huế, Hà Nội mỗi địa phương 14 ca, Quảng Nam 11 ca, Trà Vinh 9 ca, Gia Lai 6 ca, Kon Tum 6 ca, Quảng Ngãi, Hải Dương mỗi địa phương 5 ca, Lâm Đồng, Hà Giang, Quảng Bình, Hậu Giang mỗi địa phương 4 ca, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An mỗi địa phương 3 ca, Đắk Nông, Thanh Hóa mỗi địa phương 2 ca, Thái Nguyên, Bạc Liêu mỗi địa phương 1 ca; trong đó có 1.123 ca trong cộng đồng.
Trong ngày 1/8, cả nước đã ghi nhận 8.620 ca mắc mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 8.597 ca trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận nhiều nhất với 4.052 ca, tiếp đó là Bình Dương 2179 ca, Long An 569 ca, Đồng Nai 425 ca, Khánh Hoà 298 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 184 ca, Tây Ninh 102 ca, Cần Thơ 100 ca, Đồng Tháp 86 ca, Bến Tre 82 ca, Hà Nội 81 ca, Sóc Trăng 53 ca, Vĩnh Long 50 ca, Phú Yên 49 ca, Hậu Giang 41 ca, Bình Thuận 32 ca, Trà Vinh 31 ca, Kiên Giang 24 ca, An Giang 21 ca, Bình Phước 20 ca, Bình Định 16 ca, Đắk Lắk 15 ca, Thừa Thiên Huế 14 ca, Quảng Nam 11 ca, Thanh Hóa 8 ca, Hải Dương, Kon Tum mỗi địa phương 7 ca, Gia Lai 6 ca, Quảng Ngãi 5 ca, Lâm Đồng, Hà Giang, Quảng Bình mỗi địa phương 4 ca, Quảng Trị, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An mỗi địa phương 3 ca, Đắk Nông 2 ca, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bạc Liêu mỗi địa phương 1 ca; trong đó có 2.007 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 1/8, Việt Nam có 154.306 ca mắc trong đó có 2.262 ca nhập cảnh và 152.044 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước từ ngày 27/4 đến nay là 150.474, trong đó có 40.383 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Cả nước có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới là Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn; 9 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn là: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Trong ngày 1/8, cả nước có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 43.157 ca.
Trong số các bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong cả nước, số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 432 ca, số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 18 ca.
Trong 24 giờ qua, các cơ sở xét nghiệm đã thực hiện 143.141 xét nghiệm cho 179.127 lượt người; từ ngày 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.213.144 mẫu cho 17.535.773 lượt người.
Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 6.203.866 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.583.255 liều, tiêm mũi 2 là 620.611 liều.
Từ 0 giờ ngày 2/8, TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg (Chỉ thị 16) của Thủ tướng Chính phủ thêm 14 ngày kể từ 0 giờ 00 ngày 2/8/2021. Đây là quyết định được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ban hành ngày 1/8 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tuyên truyền rộng rãi và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân Thành phố an tâm “ai ở đâu ở đấy”. Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông với các nhóm đối tượng, thời gian đã được quy định cụ thể tại các chỉ đạo trước đó của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổ chức tiêm vaccine nhanh, an toàn, hiệu quả, không để hết hạn.
Về vấn đề vaccine, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, phấn đấu mỗi ngày một đội tiêm phải tiêm ít nhất 200 người, tùy theo điều kiện có thể tổ chức tiêm sau 18 giờ đối với những điểm tiêm có khả năng đáp ứng để đẩy nhanh tiến độ, tổ chức các đội tiêm lưu động để thực hiện tiêm chủng tại các khu vực đặc thù, đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các sở ngành, quận huyện, thành phố Thủ Đức đảm bảo cung cấp, hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không có nguồn dự trữ, nhất là người dân tại các khu phong tỏa, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc và tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người dân trong các khu phong tỏa; tăng cường chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất cho lực lượng y tế tuyến đầu và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
Như vậy, tính đến ngày 1/8, Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 63 ngày giãn cách xã hội theo các cấp độ khác nhau. Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, bình quân mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện hơn 3.300 trường hợp nhiễm mới, trong đó phần lớn trong khu cách ly, phong tỏa.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, tính từ 19 giờ ngày 31/7 đến 6 giờ ngày 1/8, Thành phố ghi nhận thêm 2.027 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 1/8. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có hơn 92.200 trường hợp mắc COVID-19, hiện đang điều trị 36.233 bệnh nhân, trong đó có 894 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 31/7, có 2.826 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện cộng dồn từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/7 là 31.146 người.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 31/7, Bộ Y tế đã ưu tiên phân bổ vaccine cho Thành phố Hồ Chí Minh 3 triệu liều, ước khoảng 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên. Trong ngày 31/7, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm được hơn 104.000 người, qua đó nâng tổng số người đã được tiêm trong đợt 5 là 622.000 người trong số hơn 930.000 người theo kế hoạch.
Hải Phòng phong tỏa, truy vết liên quan đến bệnh nhân mới phát hiện
Liên quan đến bệnh nhân anh L.V.S dương tính với vi rút SARS-CoV-2 là lái xe container được phát hiện ngày hôm qua, sáng 1/8/2021, đồng chí Nguyễn Quang Chính – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hải Phòng) cho biết: liên quan đến ca bệnh L.V.S (sinh năm 1971, có địa chỉ tại phường Kênh Dương, quận Lê Chân), đến 9h00 ngày hôm nay, lực lượng chức năng đã tiến hành truy vết phát hiện 9 trường hợp F1, hiện đã đưa đi cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2.
Ca bệnh này phát hiện từ sáng ngày 31/7, anh L.V.S. đến Viện Y học biển làm xét nghiệm test nhanh COVID-19, kết quả dương tính. Làm xét nghiệm khẳng định, cho kết quả RT-PCR dương tính. Anh L.V.S được đưa cách ly ngay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2.
Ngay sau đó, ngành Y tế và chính quyền địa phương đã tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch, điều tra truy vết, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm đối với F1, F2 và phun thuốc khử khuẩn, xử lý ổ dịch, phong tỏa khu vực nhà của ca bệnh.
Hà Nội: Tạm dừng hoạt động tại chợ Phùng Khoang
Liên quan đến ca nhiễm Covid-19 thường trú tại thôn La Uyên, xã Tân Minh (huyện Thường Tín) là người bán rau tại chợ đầu mối Phùng Khoang, phường Trung Văn, ngày 1/8, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Nam Từ Liêm cho biết: Từ ngày 24/7, thực hiện giãn cách theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, chợ Phùng Khoang có khoảng 500 người bán hàng, chia làm 2 khu.
Tại khu vực bán hàng của bệnh nhân (cầu số 41) có 31 người cùng bán, đối diện cầu 41 là cầu 42 có 31 người. Qua điều tra sơ bộ, lực lượng chức năng xác định có 10 người xung quanh bệnh nhân và thường có tiếp xúc với bệnh nhân là F1 (toàn bộ 10 người này ở các địa phương khác ngoài quận Nam Từ Liêm) và khoảng 300 người liên quan là tiểu thương bán hàng tại chợ.
Hiện tại, lực lượng chức năng của phường Trung Văn đã thông báo cho toàn bộ tiểu thương tại chợ Phùng Khoang tạm thời dừng kinh doanh. Phường cũng thông báo cho 10 người tiếp xúc gần với bệnh nhân thực hiện khai báo y tế tại nơi sinh sống để được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định. Thông báo cho các quận, huyện có F1 để điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định; thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để chuyển thông tin tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên về 2 trường hợp F1; thông báo cho những người đi chợ Phùng Khoang từ ngày 24-7 đến nay khai báo y tế tại nơi sinh sống, tự theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long cho biết thêm: Trong sáng 1-8, quận đã quyết định tạm dừng hoạt động chợ Phùng Khoang và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương cả 2 khu chợ với khoảng 550 mẫu. Tùy vào kết quả xét nghiệm dự kiến sẽ có trong ngày 2-8, quận sẽ quyết định về việc cho chợ hoạt động trở lại hay không.
Hà Nội thêm 18 ca mắc mới, có một gia đình 5 người ở Đông Anh
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính từ 18h ngày 31/7 đến 6h ngày 1/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 18 ca dương tính mới, trong đó 11 ca phát hiện tại khu cách ly và 7 ca phát hiện tại cộng đồng.
Các ca mắc mới này được phân bố tại 8 quận, huyện: Đông Anh (6), Thanh Trì (3), Hoàng Mai (2), Tây Hồ (2), Thanh Oai (2), Hai Bà Trưng (1), Cầu Giấy (1), Hoài Đức (1); đồng thời phân bố theo các chùm ca bệnh: Sàng lọc ho, sốt cộng đồng (2); Ho, sốt thứ phát (10); liên quan nhà thuốc Đức Tâm 95 Láng Hạ - quận Đống Đa (2); liên quan phường Tân Mai - quận Hoàng Mai (2); liên quan Bệnh viện Phổi Hà Nội (2).
Đáng lưu ý, trong 12 ca ho, sốt được sàng lọc trong cộng đồng và ho, sốt thứ phát mắc mới này có một gia đình 5 người tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh được phát hiện dương tính qua sàng lọc ho, sốt.
Cụ thể:
Chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng (Bệnh nhân (BN) 1-2):
BN1: N.Đ.Q, nam, sinh năm 1984.
BN2: N.T.H, nữ, sinh năm 1956.
Đây là hai mẹ con có địa chỉ ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh. Hai bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, đau họng ngày 30-7, làm test nhanh kháng nguyên dương tính. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, có kết quả dương tính ngày 31-7.
Chùm ho, sốt thứ phát (BN3-BN 12, trong đó BN3-BN5 là con của BN1):
BN3: N.Đ.N.N, nam, sinh năm 2019.
BN4: N.N.H.L, nữ, sinh năm 2008.
BN5: NN.Đ.N.P, nam, sinh năm 2012.
3 bệnh nhân này ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh và là F1 (con) của BN 1 N.Đ.Q. Ngày 31-7, được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả dương tính.
BN6: V.H.H, nữ, sinh năm 1979, địa chỉ ở xóm Trong, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, là F1 được lấy mẫu xét nghiệm ngày 31-7 và có kết quả dương tính.
BN7: N.T.H, nam, sinh năm 1985; địa chỉ ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Bệnh nhân là F1 của BN T.T.N. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tại Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp - Thanh Trì, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 31-7.
BN8: N.V.Q, nam, sinh năm 1964; địa chỉ: Liên Ninh, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của BN N.T.N. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 31-7.
BN9: N.M.H, nam, sinh năm 2002; địa chỉ ở bến xe Giáp Bát, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai. Bệnh nhân là F1 của BN T.N.A, Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp - Thanh Trì, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 31-7.
BN10: N.Q.H, nam, sinh năm 2014; địa chỉ ở xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của BN N.T.M, thuộc chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 31-7.
BN11: V.V.S nam, sinh năm 2005; địa chỉ ở xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của BN N.T.K, ngày 31-7 được lấy mẫu xét nghiệm cho dương tính.
BN12: N.T.S, nữ, sinh năm 1973, địa chỉ ở phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng. BN là F1 (vợ) của BN T.Q.H, được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 31-7, BN có triệu chứng và được lấy mẫu gửi CDC Hà Nội, kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính.
Ngoài 12 ca bệnh trên, 6 ca bệnh còn lại (từ BN 13-BN 18) liên quan đến chùm ca bệnh tại nhà thuốc Đức Tâm, chùm ca bệnh tại phường Tân Mai (quận Hoàng Mai) và Bệnh viện Phổi Hà Nội; đều là các ca đã cách ly tập trung, không có khả năng lây lan ra cộng đồng.
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (tính từ ngày 27-4 cho đến nay) có 1.192 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 707 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 485 ca.
Thêm 4.374 ca mắc mới, TP.HCM nhiều nhất với hơn 2.000 ca
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 19 giờ ngày 31/7 đến 6 giờ ngày 1/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.374 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước.
Cụ thể, tại Thành phố Hồ Chí Minh (2.027 ca), Bình Dương (1.415 ca), Long An (318 ca), Đồng Nai (262 ca), Hà Nội (67) ca, Vĩnh Long (50 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (46 ca), Hậu Giang (37 ca), Bến Tre (32 ca), Kiên Giang (24 ca), Phú Yên và Trà Vinh (mỗi nơi ghi nhận 22 ca), An Giang (21 ca), Đồng Tháp (16 ca), Thanh Hóa (6 ca), Quảng Trị (3 ca), Hải Dương (2 ca), Kon Tum và Hưng Yên (mỗi nơi 1 ca), trong đó có 884 ca trong cộng đồng.
Tính đến sáng 1/8, Việt Nam có 150.060 ca mắc trong đó có 2.241 ca nhập cảnh và 147.819 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ ngà 27/4 đến nay là 146.249 ca, trong đó có 35.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới là Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh và Bắc Kạn. Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị và Nam Định.
Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 38.734 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 441 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.
Số lượng xét nghiệm được thực hiện từ ngày 27/4 đến nay là 6.070.003 mẫu cho 17.356.646 lượt người.
Trong ngày 31/7, có thêm 276.373 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho người dân. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 6.203.866 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.583.255 liều, tiêm mũi 2 là 620.611 liều.
Ngày 31/7, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3646/QĐ-BYT về “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.
Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc với Thành uỷ, UBND thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An; trong đó có nội dung: Bộ Y tế sẽ đưa chuyên gia và hỗ trợ thiết bị để sẵn sàng đưa Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường tại Cần Thơ vào hoạt động và thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực quy mô 500 giường tại Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động (phường 3, thành phố Tân An) tỉnh Long An. Chiều 31/7, theo điều động của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có mặt tại Vĩnh Long cùng bàn bạc, trao đổi với tỉnh để tiến hành thiết lập khu điều trị hồi sức tích cực này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng Đoàn công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã có buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về công tác chống dịch COVID-19.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 1 triệu trong tổng số 5 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên phân bổ vaccine cho Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tiêm chủng chống dịch. Đến ngày 31/7/2021, Thành phố Hồ Chí Minh đã được phân bổ 3 triệu liều, ước khoảng 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên, đạt tỷ lệ phân bổ cao nhất cả nước đến thời điểm này.
Hà Nội xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai theo chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố Hà Nội.
Bộ Y tế cho biết: Người dân từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký tiêm phòng vaccine COVID-19 cho cá nhân qua Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19. Hai cách để đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19 online: Cách thứ nhất, truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 ở đường dẫn: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký trực tiếp trên website.
Cách thứ hai: Truy cập đường dẫn https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.
PV - TTXVN