(Thethaovanhoa.vn) - Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và những Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Yên Tử, Đền Trần, Đền bà chúa kho, Hội Lim... luôn được nhiều du khách lựa chọn du Xuân dịp đầu năm.
Trong 6 ngày Tết, Cảnh sát giao thông cả nước đã tuần tra kiểm soát xử phạt 15.587 trường hợp, trong đó có có 2.298 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Lễ hội chùa Hương: Khai hội ngày 6 tháng Giêng
Lễ hội Chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất cả nước.
Đến đây, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.
Trước hội, phần lễ thường diễn ra vào ngày mùng 4. Hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.
Các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…
Lễ hội đền Gióng: Khai hội ngày 6 tháng Giêng
Khai hội đền Gióng vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm, tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.
Lễ hội Lồng Tồng: Ngày 8 tháng Giêng
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Trong ngày này, nhà nào cũng chuẩn bị các vật phẩm làm ra từ nông nghiệp để dâng lên các vị thần linh, như bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc, xôi ngũ sắc. Ngoài phần lễ, phần hội gắn liền với các trò chơi dân gian luôn được đồng bào và du khách đón đợi như ném còn, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then.
Hàng năm, Lễ hội Lồng Tồng cũng được tổ chức ngày 10 tháng Giêng ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và ngày Rằm tháng Giêng ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Lễ hội Yên Tử: Khai hội ngày 10 tháng Giêng
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 Âm lịch. Hằng năm, tới dịp lễ hội, du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) từ sáng sớm, để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.
Những nghi lễ truyền thống của lễ hội như: lễ dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…
Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.
Hội Lim: Ngày 12-14 tháng Giêng
Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Vào 8h sáng ngày chính hội 13 tháng Giêng, hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số.
Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội, hội thi hát được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ.
Lễ hội Đền Bà Chúa kho: Khai hội ngày14 tháng Giêng
Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội Lễ hội Bà chúa Kho vào 14 tháng Giêng. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".
Theo truyền thuyết Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra.
Còn ở các trang ấp, đều có đền thờ. Tại xã Cổ Mễ, nhân dân làm đền thờ bà Chúa tại núi Kho, nên còn có tên là đền thờ bà Chúa Kho.
Đây là một trong những lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, tạ lễ, đầu năm đi vay, xin lộc bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.
Lễ hội đền Trần: Ngày 14 tháng Giêng
Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 14 tháng Giêng hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.
Điểm nhấn trong ngày hội là lễ Khai ấn thu hút hàng vạn người từ khắp nơi tới để xin một năm mới phát tài, thành đạt. Lễ hội bắt đầu bằng lễ khai ấn từ giờ Tý giữa đêm.
Lễ hội năm nay sẽ tiếp tục có các hoạt động như: Lễ rước kiệu Ngọc Lộ; Lễ rước nước, tế cá; Lễ dâng hương; Khai ấn; Hồi kiệu; Tế Thượng nguyên Tế tiên tổ Triều nhà Trần…
Ngoài ra, trong các ngày diễn ra lễ hội, sẽ có những hoạt động hội truyền thống như múa lân sư rồng; hát chèo; chầu văn; thi đấu cờ người; đấu vật; biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ Môn Đền Trần…
Bảo Anh (tổng hợp)