(Thethaovanhoa.vn) - Cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức chính thức khai mạc ngày 20/10, tại Hà Nội.
Tham dự cuộc gặp mặt ý nghĩa này có hơn 100 nhà văn tiêu biểu ở trong nước và các nhà văn Việt Nam sống tại 12 nước trên thế giới.
Tại sự kiện, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban chấp hành Hội chào mừng và cảm ơn các nhà văn từ các quốc gia đã về dự cuộc gặp mặt; đồng thời cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam luôn coi đời sống văn học của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận khăng khít của văn học nước nhà. Hội đã chủ động, trân trọng đón nhận những đứa con tinh thần của các đồng nghiệp ở hải ngoại như sự bổ sung và làm giàu cho văn học của đất nước.
Do nhiều nguyên nhân của lịch sử, người Việt Nam hiện có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các cộng đồng Người Việt ở nước ngoài cũng xuất hiện những người lĩnh xướng tinh thần của mình, đó là các nhà văn. Họ viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước sở tại. Tất cả hình thành một đội ngũ đông đảo các nhà văn ở hải ngoại, thông qua các tác phẩm của mình tạo thành một vòng đồng quy tinh thần rộng lớn của dân tộc.
Ngoài việc sáng tác, nhiều nhà văn còn tình nguyện trở thành sứ giả của văn hoá thông qua công tác dịch thuật, giới thiệu văn học thế giới với bạn đọc trong nước và ngược lại. Nhiều nhà văn đã nhận được giải thưởng ở các nước sở tại, đem về vòng nguyệt quế cho văn học Việt Nam.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt nam cho biết, giải thưởng cống hiến đợt 1 của Hội Nhà văn Việt Nam sẽ được trao vào đúng dịp kỷ niệm 60 Năm ngày thành lập Hội (1957-2017) vào ngày 4/4 tới đây.
Những sáng tác bằng tiếng Việt cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước. Trong những ngày Biển Đông dậy sóng vừa qua, đã có biết bao sáng tác của các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài thể hiện ý chí của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của đất nước.
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mở rộng cánh cửa đón nhận mọi tài năng văn học từ khắp các chân trời. Quá khứ đã khép lại, một tình thế mới, một cục diện mới đang đòi hỏi các nhà văn trong và ngoài nước dùng chất keo bền vững của văn học để siết chặt đội hình, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Phấn đấu cho sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc sẽ không làm ai bé đi mà ngược lại làm cho mỗi nhà văn tự vượt lên chính mình, vươn kịp với chiều kích mới của dân tộc. Phấn đấu cho sự nghiệp này cũng không hạn chế tự do tìm kiếm, sáng tạo cái mới, ngược lại càng đoàn kết chúng ta càng thấy tự do.
Những năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã chủ động giới thiệu trên báo chí, xuất bản nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài; tổ chức nhiều hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài.
Ngày 20/4, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp, thống nhất đề cử nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Hội cũng đã trao giải thưởng hàng năm cho các tác phẩm có giá trị của 3 nhà văn: Như Thuận ở Pháp, Đoàn Minh Phượng và Nguyễn Văn Thọ ở Đức; kết nạp nhiều nhà văn ở nước ngoài cùng nhiều nhà văn ở miền Nam trước năm 1975 vẫn ở lại trong nước.
Cuộc gặp mặt “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” là sự kiện đề cao trách nhiệm xã hội, giúp gắn kết cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, bảo tồn và phát huy truyền thống yêu nước, nhân văn, hướng thiện trong tinh thần đoàn kết dân tộc; tạo cơ chế phối hợp gắn bó các nhà văn nước ngoài với Hội Nhà văn Việt Nam về sáng tác, công bố tác phẩm; đồng thời giúp họ hiểu rõ thành tựu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều tác phẩm phục vụ con người và văn hóa Việt Nam.
Sáng thứ hai 13/2 tới, Hội nhà văn Việt Nam sẽ có cuộc họp nội bộ về Ngày thơ Việt Nam 2017. Những sai sót trong sự kiện này sẽ được đưa ra tại cuộc họp.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam hy vọng cuộc gặp mặt lần này sẽ mở ra một trang mới, đoàn kết tất cả tài năng văn học Việt Nam từ mọi chân trời, rũ bỏ mọi ngăn cách trong quá khứ, chung sức xây dựng một nền văn học Việt Nam không hổ thẹn với các bậc tiền nhân và sự mong đợi của hậu thế.
Diễn ra trong 5 ngày, chương trình gặp mặt có nhiều hoạt động phong phú. Đặt biệt, tại lễ khai mạc với chủ đề “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”, gần 20 tham luận của các nhà văn ở trong ngoài nước xoay quanh chủ đề nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc cũng được giới thiệu tới các đại biểu.
Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu sẽ thăm Bảo tàng Văn học Việt Nam; hành hương về đất Tổ và viếng mộ Vua Hùng; tham quan Vịnh Hạ Long.
TTXVN