Haruki Murakami liệu có giành giải Nobel Văn học thay thế, bên cạnh Neil Gaiman?

Thứ Bảy, 1/9/2018, 13:26 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) – Học viện Mới, được thành lập sau khi giải Nobel Văn học 2018 bị hủy bỏ do bê bối tấn công tình dục, vừa công bố danh sách chung khảo bốn gồm bốn nhà văn.

Trong khi Viện Hàn lâm Thụy Điển đang nỗ lực tìm lại danh tiếng, giải thưởng thay thế do một số nhân vật văn hóa Thụy Điển lập ra vừa công bố danh sách chung khảo, trong đó có tiểu thuyết gia giả tưởng người Anh Neil Gaiman và siêu sao văn học Nhật Bản Haruki Murakami.

Chú thích ảnh
Murakami luôn là cái tên yêu thích của các giải văn học

Giải văn học của Học viện Mới được thành lập sau vụ bế bối làm rung chuyển Viện Hàn lâm Thụy Điển năm nay, khi chồng của một thành viên Viện vướng cáo buộc tấn công tình dục. Giải Nobel Văn học năm nay cũng hoãn lại do “niềm tin công chúng sụt giảm” về Viện.

Giải thay thế Nobel Văn học cũng được trao vào tháng 10 như giải chính thức. Tuy nhiên, thay vì bí mật danh sách ứng cử và chỉ có một hội đồng nhỏ tuyển chọn người thắng cuộc, Học viện Mới – với hơn 100 nhân vật văn hóa Thụy Điển – đã nhờ các thư viện nước này ra đề cử.

Có tổng cộng 47 cái tên được đề cử cho cuộc bỏ phiếu công khai. Ban giám khảo gồm các chuyên gia, đứng đầu là biên tập viên, nhà xuất bản độc lập Ann Palsson, vừa chọn ra bốn tác giả cuối cùng trước khi công bố người thắng cuộc vào tháng 10 tới.

Chú thích ảnh
Gaiman là cái tên quen thuộc với độc giả Việt Nam qua hàng loạt tựa sách như "Bụi sao", "Colarine", "Câu chuyện nghĩa địa"...

Về danh sách chung khảo, hội đồng Học viện Mới ca ngợi Gaiman là “một ngôi sao thật sự trong cộng đồng giả tưởng”. Bản thân tác giả Gaiman vô cùng hạnh phúc: “Có đoạt giải cũng không làm tôi vui mừng hơn thế này. Tôi không nghĩ tới chuyện cạnh tranh, chỉ cần được công nhận thế này là đủ rồi”.

Murakami, cái tên yêu thích của các nhà cái cho giải Nobel Văn học, là “một trong những tác giả, dịch giả nổi tiếng nhất của chúng tôi”, Học viện Mới chia sẻ.

Chú thích ảnh
Bốn gương mặt trong danh sách chung khảo

Danh sách rút gọn còn bao gồm hai nhà văn nữ. Tiểu thuyết gia Maryse Condé, với những tác phẩm nổi tiếng như Desirada Segu, là “một trong những tác giả Caribbea xuất sắc nhất”, theo Học viện. Ứng cử viên cuối cùng là nhà văn người Canada gốc Việt Nam, Kim Thúy với những câu chuyện mang đậm màu sắc, hương vị Việt Nam.

Tiêu chí giải của Học viện Mới là tìm kiếm nhà văn kể câu chuyện về “những con người trên khắp thế giới”, khác với giải Nobel là để tôn vinh “những tác phẩm xuất sắc nhất theo định hướng lý tưởng”.

“Học viện Mới được thành lập để đảm bảo một giải văn chương quốc tế sẽ được trao năm 2018, nhưng cũng là để nhắc nhở rằng văn chương nên gắn liền với nền dân chủ, cởi mở, đồng cả và tôn trọng”, hội đồng Học viện cho biết khi ra mắt hồi tháng 12 năm ngoái.

“Trong thời điểm giá trị con người đang bị đặt dấu hỏi ngày một nhiều, văn học trở thành kháng lực của bất công và thờ ơ. Giờ đây, quan trọng hơn bao giờ hết, giải thưởng văn học lớn nhất thế giới cần phải được trao”.

Giải Nobel Văn học sẽ không được trao trong năm 2018. Năm tới, Viện Hàn lâm Thụy Điển lên kế hoạch sẽ công bố hai cái tên thắng cuộc.

V.S. Naipaul, nhà văn với vết thương hở và chủ nhân giải Nobel, qua đời ở tuổi 85

V.S. Naipaul, nhà văn với vết thương hở và chủ nhân giải Nobel, qua đời ở tuổi 85

Nổi tiếng nhất có lẽ với cuốn tiểu thuyết A Bend in the River (Khúc quanh của dòng sông), V.S. Naipaul là nhân vật gây tranh cãi ồn ào trong giới văn chương. Tác giả đoạt giải Nobel vừ qua đời hôm thứ Bảy tại nhà riêng ở London, hãng đại diện xác nhận với NPR. Ông thọ 85 tuổi.

Thư Vĩ (Theo Guardian)

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến