Áo dài Việt Nam trong Di sản văn hóa

Thứ Sáu, 16/10/2020, 19:36 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/10, tại hội thảo "Áo dài và Di sản văn hóa" do Bảo tàng Áo dài tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia nhận định, hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhiều như Áo dài. Cụ thể, trong 13 di sản mà Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, có tới 7 di sản liên quan đến Áo dài.  

 Chung kết và lễ trao giải cuộc vận động thiết kế 'Tự hào áo dài Việt'

Chung kết và lễ trao giải cuộc vận động thiết kế 'Tự hào áo dài Việt'

Tối ngày 7/10/2020, tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã diễn ra đêm chung kết và lễ trao giải cuộc vận động thiết kế “Tự hào áo dài Việt” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài cho biết, sớm nhận thức được vai trò của việc gắn kết giữa Áo dài và các Di sản Văn hóa phi vật thể, từ năm 2018 đến nay, Bảo tàng Áo dài đã sưu tầm, tổ chức trưng bày “Áo dài di sản văn hóa” trong nhiều sự kiện triển lãm, hội thảo với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Những hoạt động này từng bước đã thu hút sự quan tâm của công chúng đối với Áo dài và Di sản văn hóa.

"Đặc biệt, các sự kiện triển lãm, hội thảo đã góp phần điều chỉnh, bổ sung nhiều tư liệu quý báu, hữu ích phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của Áo dài Việt Nam. Bên cạnh đó, công chúng có những trải nghiệm phong phú khi tiếp cận từng Di sản Văn hóa Việt Nam hay những câu chuyện giá trị về Áo dài", bà Huỳnh Ngọc Vân chia sẻ thêm.

Nghệ sĩ trình diễn Áo dài tứ thân trong khuôn khổ Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN
Nghệ sĩ trình diễn Áo dài tứ thân trong khuôn khổ Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN

Theo Nghệ nhân Xuân Hòa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Quan họ Kinh Bắc, có thể dễ dàng thấy Áo dài là trang phục chính khi biểu diễn nhiều loại hình âm nhạc dân tộc, diễn xướng dân gian của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Do đó, việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận nghề may Áo dài là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là điều cấp thiết.

 Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, Viện trưởng Viện du lịch, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN
 Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, Viện trưởng Viện du lịch, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN

Liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa cội nguồn trong du lịch Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, Viện trưởng Viện Du lịch, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi dân tộc có một cách sống và trong suốt chiều dài lịch sử, họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, làn điệu âm nhạc, điệu múa và nhiều hình thức nghệ thuật phong phú. Di sản là những gì các thế hệ trước để lại mà nhiều trong số đó là kết quả của những sáng tác đứng vững trước thách thức thời gian, là những kho báu vô giá không thể lãng quên. 

Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí cũng cho rằng, du lịch không những khai thác văn hóa cội nguồn mà còn có vai trò làm sống lại văn hóa đó.

Để làm được điều này, các ngành liên quan cần khẩn trương tư liệu hóa và đưa vào danh mục di sản, qua đó giúp cho du khách hiểu được giá trị và thôi thúc họ tiếp cận chúng qua con đường du lịch. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa cội nguồn được "đóng gói” vào sản phẩm du lịch như việc biên soạn nội dung thuyết minh, tài liệu hướng dẫn du lịch, tổ chức không gian du lịch...

Mỹ Phương/TTXVN

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến