SEA Games và người lao động Việt Nam

Thứ Năm, 24/8/2017, 8:38 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Đoàn TTVN tại SEA Games 29 đã đón nhận rất nhiều tình cảm đặc biệt của những người lao động, du học sinh Việt Nam. Dù gánh nặng cơm áo mưu sinh, nhưng trong trái tim họ luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, với thể thao nước nhà...

Theo số liệu của Ban quản lý lao động, tính đến thời điểm hiện tại, số lao động Việt Nam có đăng ký, hay còn gọi là lao động hợp pháp, tại Malaysia vào khoảng 30.000 người. So với khoảng 1 năm trước đó, con số này đã giảm đi khoảng một nửa. Xu hướng lao động Việt “lãnh đạm” với thị trường Malaysia được dự báo còn tiếp tục.

Nói thế để bạn đọc hình dung bức tranh toàn cảnh thị trường lao động Malaysia, qua đó, cũng để mọi người cảnh giác trước những lời “ngọt ngào” nhưng không chuẩn xác của những cá nhân, tổ chức môi giới lao động.

Dù thế, với nhiều người Việt còn nghèo, nếu thực sự biết chắt bóp, và quan trọng hơn, biết tìm hiểu kỹ về Malaysia, có cơ sở tốt để khi sang không bị rủi ro, thích nghi nhanh, vẫn còn cơ hội để thành công.

Ông Nguyễn Hải Lý, phó Trưởng ban quản lý lao động cho biết, trong những chuyến đi thị sát thực tế, gặp gỡ và làm việc với một số công ty tại bang Johor và Penang, ông nhận thấy, vẫn có nhiều việc làm phù hợp cho người lao động Việt Nam.

Cụ thể, chủ một số nhà máy tại hai bang này cho hay, hiện họ vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động Việt Nam vốn được đánh giá là nhanh nhẹn và tinh ý trong nắm bắt và triển khai công việc. Mức lương họ trả theo quy định của Chính phủ, tối thiểu là 1.000 ringgit. Bên cạnh đó, lao động được phép làm thêm giờ, thu nhập có thể tăng thêm tùy từng người. Quan trọng nhất là chủ nhà máy lo cho công nhân nơi ăn ở và điện nước sinh hoạt hàng ngày, có chế độ khi người lao động bị ốm đau hoặc không may tai nạn. Ban quản lý lao động sẽ làm việc cụ thể hơn với các công ty này, đồng thời với chức năng nhiệm vụ của mình, Ban cũng sẽ tìm hiểu thêm tại các khu vực khác nữa để có những thông tin đầy đủ, chuẩn xác đến người lao động trong nước.

SEA Games ngày 24/8: Tâm điểm U22 Việt Nam – U22 Thái Lan, Ánh Viên hy vọng có 3 HCV

SEA Games ngày 24/8: Tâm điểm U22 Việt Nam – U22 Thái Lan, Ánh Viên hy vọng có 3 HCV

U22 Việt Nam có trận đấu quyết định tấm vé vào bán kết khi chỉ cần kết quả hòa trước U22 Thái Lan trong khi tuyển nữ cần phải ghi được nhiều bàn thắng vào lưới Malaysia. Nhưng cũng không thể quên môn bơi với niềm hy vọng số 1 Nguyễn Thị Ánh Viên.

Nhưng với những thông tin ban đầu như vậy, có thể khẳng định các lao động có thể tiết kiệm được khoảng 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Đối với các lao động trong nước, nhất là tại những nơi không có khu công nghiệp, mức thu nhập này là rất đáng nói. Mặt khác, nếu sang đây làm việc, đối với nhiều người, số tiền này mới có thể dành dùm ra thành tấm thành món gửi về nhà được.

Theo thực tế tại đây, đồng tiền nội địa dù có mất giá so với các ngoại tệ, song sức mua của đồng tiền này đối với các mặt hàng tại đây về cơ bản vẫn được đảm bảo. So với ở Việt Nam, 1 ringgit, tức là khoảng 5.300 đồng, có thể mua được những thứ mà ở Việt Nam khó có thể mua được.

Nói như thế để thấy rằng, chi phí cho mua sắm, ăn uống tại Malaysia dù sao cũng là điều “an ủi” đối với người lao động tại đây. Ngoài ra, môi trường, cảnh quan và lối sống bên Malaysia cũng “được lòng” người lao động. Tại hầu hết các khu vực, môi trường đều khá sạch sẽ, thoáng đãng, cây xanh có nhiều. Hàng hóa dịch vụ tiện lợi với hệ thống siêu thị, cửa hàng đủ loại có ở khắp nơi. Chả thế mà có khá nhiều lao động Việt Nam đã ở đây đến 15-17 năm mà vẫn chưa muốn về, dù rằng số này không phải là quá nhiều nếu so với số chung.

(Còn tiếp)

Tiêu tiền sướng hơn ở quê nhà

Anh Nguyễn Đức Tâm, một lao động tại Cheras, Kuala Lumpur, khi anh đến cổ vũ cho đội U22 Việt Nam trong trận gặp Indonesia tại SEA Games 29, cho biết, quả thực so với trước đây, thu nhập của người lao động Việt Nam tại Malaysia đã giảm sút đáng kể. Nhưng cũng có những điều mà anh vẫn thấy chấp nhận được, đó là đồng tiền Malaysia vẫn rất có giá trị khi tiêu dùng trong nước. Anh nói nôm na, “tiêu tiền ở đây sướng hơn ở Việt Nam”. Anh cho hay, anh bắt Uber từ quận Cheras đến sân Selayang chỉ mất có 13 ringgit cho quãng đường gần 30km. Vé anh mua để xem U22 thi đấu cũng chỉ mất có 10 ringgit. Như vậy là có thể chấp nhận được. Và đương nhiên, với chi phí như vậy, anh sẽ tiếp tục đi cổ vũ cho các cầu thủ khi thu xếp được thời gian.

Hoàng Nhương (PV TTXVN tại Malaysia)

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến