Vấn đề Brexit: EU tiến tới thắt chặt quy tắc đối với các công ty đặt trụ sở tại Anh

Thứ Ba, 8/1/2019, 8:34 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 7/1, Chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí rằng các công ty đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ phải thành lập chi nhánh trong khối, một động thái sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các công ty tài chính có trụ sở tại Anh.

Vấn đề Brexit: Anh và EU thảo luận vấn đề đường biên giới Ireland

Vấn đề Brexit: Anh và EU thảo luận vấn đề đường biên giới Ireland

Phóng viên TTXVN tại London đưa tin, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt (ngày 2/1 cho biết Thủ tướng Theresa May trong tuần qua đã tiến hành các cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức và một số lãnh đạo của các nước Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận về nội dung thỏa thuận kế hoạch dự phòng giữa EU và Chính phủ Anh nhằm tránh đường biên giới cứng giữa Anh và Cộng hòa Ireland.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các quy định mới, nếu được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn, sẽ yêu cầu các công ty đầu tư có trụ sở tại Anh phải mở chi nhánh tại eurozone sau khi nước này rời khỏi EU (gọi là Brexit) nếu muốn tiếp tục hoạt động đầy đủ.

Với những quy định mới này, các công ty đầu tư còn phải chịu sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và điều này chắc chắn sẽ kéo theo việc tăng chi phí. Văn bản của Hội đồng châu Âu sẽ thắt chặt hơn nữa các quy định đối với công ty đầu tư của nước thứ ba, đồng thời khiến cho Ủy ban châu Âu có nhiều quyền hạn hơn trong hoạt động giám sát các công ty tài chính nước ngoài hoạt động tại eurozone.

Chú thích ảnh
Cờ Anh và cờ Liên minh châu Âu bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London ngày 11/12/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hơn một nửa trong số 6.000 công ty đầu tư châu Âu, bao gồm cả những "người khổng lồ" của Mỹ như Goldman Sachs và JPMorgan, có trụ sở tại Anh. Trong tình hình các điều khoản về việc Anh rời khỏi EU vẫn chưa rõ ràng, nhiều công ty tài chính quốc tế đã bắt đầu thành lập các công ty con tại EU để đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục hoạt động tại châu Âu sau thời hạn Brexit vào tháng 3 tới.

Trước đó, ngày 7/1, Công ty tư vấn Ernst & Young (EY) cho biết số tài sản trị giá gần 800 tỷ bảng Anh (tương đương 1.000 tỷ USD) đang được chuyển từ Anh sang các trung tâm tài chính mới ở Liên minh châu Âu (EU) trước khi London rút khỏi khối này. Theo thông tin mới nhất tính đến cuối tháng 11/2018, có 80 doanh nghiệp đang cân nhắc hoặc đã xác nhận chuyển tài sản và nhân viên.

Theo kế hoạch Anh sẽ rời khỏi EU và ngày 29/3 tới, song Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua được thỏa thuận Brexit để tránh cho mối quan hệ với EU bị gián đoạn nghiêm trọng. Dự kiến, Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về dự thảo Brexit vào ngày 15/1 tới, song khả năng thỏa thuận này có được thông qua hay không vẫn còn để ngỏ.

Thỏa thuận về thắt chặt quy tắc đối với các công ty đặt tại Anh, được các nhà ngoại giao của 28 quốc gia EU thông qua, cần được sự chấp thuận của EP trước khi trở thành luật. Thông cáo của EU cho biết các quy định mới sẽ chỉ được áp dụng sau một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 5 năm.

TTXVN/Kim Chung

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến