(Thethaovanhoa.vn) - Việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc đã thôi thúc Bình Nhưỡng chế tạo những tên lửa đạn đạo có thể vô hiệu hóa các năng lực của THAAD.
Theo một báo cáo của Quốc hội Mỹ, Triều Tiên đã chế tạo ra các tên lửa đạn đạo có thể xuyên vào những góc mà THAAD không thể đánh chặn.
Một khi những tên lửa đạn đạo này quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất, các đầu đạn hạt nhân gắn trên nó có thể bay ở những góc dốc hơn và di chuyển với trường vận tốc cao hơn, thu được nhiều lực hút của Trái Đất hơn.
Theo Sputnik, bản báo cáo cho hay bước cải tiến của Triều Tiên có thể khiến mối đe đọa tên lửa này “khó bị đánh chặn hơn bởi một hệ thống phòng thủ tên lửa”.
Ngoài ra, “Triều Tiên đã thể hiện được khả năng phóng một loạt tên lửa”, một loạt tên lửa được phóng mà hầu như không có thời gian trễ. Đây cũng là một mối đe dọa mà THAAD không thể đánh chặn.
Báo cáo cảnh báo: “Điều này phù hợp với mục tiêu khả thi (của Triều Tiên) là có thể tiến hành các vụ tấn công tên lửa đạn đạo lớn với quy mô lớn”.
Trong vòng hai năm qua, Triều Tiên cũng tiến hành thử nghiệm một số tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm, có thể rơi bên ngoài tầm radar của hệ thống THAAD.
Theo chuyên gia nêu trên, đã đến lúc chính phủ và các cơ quan an ninh Australia cần xem xét nghiêm túc vấn đề này.
Bản báo cáo nhấn mạnh các vụ thử của Triều Tiên trên thực tế “nhằm tăng cường sự tin cậy, hiệu quả và khả năng sống sót của lực lượng tên lửa đạn đạo của họ”.Ví dụ như vụ thử tên lửa hôm 29/4 của Triều Tiên đã được nhanh chóng kết luận đã thất bại.
Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Hàn Quốc cho rằng vụ thử thất bại này thực ra là hành động nhằm “phát triển một vũ khí hạt nhân khác hoàn toàn với những vũ khí đang có” của Triều Tiên.
Theo ước tính của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Triều Tiên đang có từ một đến hai vũ khí hạt nhân nhưng nhà vật lý hạt nhân David Albright cho rằng con số hiện nay phải lên tới khoảng 30 và sẽ đạt tới 60 vào cuối thập kỷ này.
Theo Trần Minh/Báo Tin Tức