(Thethaovanhoa.vn) - Mức tiêu thụ đồ uống có cồn của phụ nữ ở Mỹ đã tăng đáng kể trong giai đoạn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành.
Liên tiếp thời gian gần đây, dự báo của các tổ chức quốc tế đều đánh giá khả quan về mức độ phục hồi của kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19. Cùng với việc được ghi nhận là nền kinh tế có mức tăng trưởng dương và phục hồi khá nhất trong khu vực Đông Nam Á, có tổ chức còn đánh giá Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do tác động của COVID-19. Để có cái nhìn rõ hơn về các đánh giá trên, đồng thời dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và năm 2021, phóng viên TTXVN đã trao đổi với bà Phó Thị Kim Chi, Phó trưởng ban Dự báo Kinh tế vĩ mô, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 29/9 trên tờ JAMA Network Open, các tác giả cho biết, trong giai đoạn dịch COVID-19, trung bình mỗi tháng phụ nữ ở Mỹ dành khoảng 5,4 ngày để uống bia rượu, so với mức trung bình 4,6 ngày/tháng trong năm 2019. Trong khi đó, số ngày mà phụ nữ ở Mỹ uống quá chén là 0,6 ngày/tháng, tăng so với mức 0,4 ngày/tháng trước đây. Uống quá chén tức là trên 5 ly đối với nam giới và trên 4 ly đối với nữ giới trong vòng vài giờ đồng hồ.
Các số liệu này dựa trên so sánh dữ liệu khảo sát thu thập trong quý II/2019 và giai đoạn tháng 5-6/2020 khi các quán bar và nhà hàng ở Mỹ mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngừng hoạt động do dịch COVID-19.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nam giới sử dụng bia rượu thường xuyên và nhiều hơn nữ giới, với trung bình khoảng 23 ly mỗi tháng, trong khi con số này ở nữ giới là 15. Tuy nhiên, các tác giả cho biết nghiên cứu này còn có hạn chế do chủ yếu dựa trên số liệu khảo sát mà người tham gia tự khai báo, dẫn đến không đảm bảo tuyệt đối tính chính xác.
Trước đó, hãng nghiên cứu Nielsen cho biết doanh số đồ uống có cồn ở Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 13/6 vừa qua đã tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phan An/TTXVN