(Thethaovanhoa.vn) - Tưởng như vụ bê bối rò rỉ dữ liệu liên quan đến hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica sẽ khiến Facebook chứng kiến đợt sụt giảm số lượng người dùng lớn nhưng các số liệu thống kê mới nhất cho thấy điều ngược lại.
Theo một lưu ý của khách hàng từ Goldman Sachs, trích dẫn số liệu của ComScore, phong trào phản đối Facebook #deleteFacebook dường như đã thất bại khi các số liệu thống kê cho thấy người dùng ở Mỹ sử dụng điện thoại di động lướt Facebook tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 188,6 triệu người dùng trong tháng Tư - thời điểm xảy ra vụ bê bối. Thời gian dành cho Facebook cũng tăng lên. Biểu đồ dưới đây nói lên tất cả:
Thêm một tin tốt cho Facebook, đó là Ngân hàng Deutsche Bank cho biết hệ thống kiểm tra quảng cáo ngân hàng này đã chỉ ra rằng việc thanh lọc 583 triệu tài khoản giả mạo sau điều gọi là sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử ở Mỹ đã "ít ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đối tượng" của mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nó tạo ra một biểu đồ tiết lộ rằng việc nhắm mục tiêu quảng cáo trên tất cả các bản trình diễn quảng cáo của Facebook đã thực sự phát triển.
Những phát hiện trên, kết hợp với sự phục hồi của giá cổ phiếu Facebook, hoàn toàn làm lu mờ các nghiên cứu tiêu cực về mạng xã hội này - cho thấy niềm tin của mọi người trên Facebook vốn bị sụp đổ kể từ giữa tháng Ba, sau khi chuyên gia dữ liệu Christopher Wylie lần đầu tiên tiết lộ rằng 87 triệu người dùng Facebook đã bị Cambridge Analytica làm rò rỉ dữ liệu.
Những con số này sẽ giúp giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg tự tin hơn khi ông chuẩn bị cho đợt điều trần mới trước các nhà lập pháp EU. Giám đốc điều hành Facebook sẽ phải trả lời các câu hỏi về quyền riêng tư, tin tức giả mạo và quy tắc hoạt động từ Nghị viện châu Âu.
Công ty phân tích thị trường và tư vấn chính trị của Anh Cambridge Analytica tối 17/5 đã nộp đơn xin phá sản lên một tòa án ở New York (Niu Y-oóc), Mỹ, sau khi dừng hoạt động do các cáo buộc sử dụng trái phép dữ liệu của người dùng mạng xã hội Facebook.
Theo Việt Đức - Vietnam+