(Thethaovanhoa.vn) - Cực
kỳ cơ động, tốc độ vô cùng cao, đặc biệt khó đánh chặn là các đặc điểm nổi bật
của phương tiện bay siêu tốc mang tên Yu-71 của Nga. Các chuyên gia nói rằng
Yu-71 có thể chọc thủng mọi hệ thống lá chắn tên lửa.
Báo
chí Mỹ hôm 28/6 dẫn nguồn Tập đoàn thông tin quốc phòng Jane's cho biết Nga đang
thử nghiệm một phương tiện bay siêu tốc đời mới, có thể mang vũ khí hạt nhân đi
xuyên qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.
Hoạt
động phát triển phương tiện bay có tên Yu-71 này đã diễn ra trong vài năm trời
và Nga đã thực hiện cuộc bắn thử gần đây nhất trong ngày 26/2, với một quả tên
lửa SS-19 đã đưa Yu-71 vào không gian. Phương tiện bay này thuộc về các kế hoạch
của Moskva, nhằm hiện đại hóa Lực lượng Tên lửa chiến lược.
Yu-71,
bí danh "Dự án 4202", có thể đạt tốc độ tới 11.200 km/h và đặc biệt cơ
động, khiến nó trở thành vũ khí rất nguy hiểm, khó tiêu diệt. Nhờ tốc độ lớn khủng
khiếp và quỹ đạo bay khó dự đoán, Yu-71 có thể né tránh mọi hệ thống đánh chặn
tên lửa của đối phương.
Hình ảnh mô phỏng về máy bay ném bom tàng hình PAK DA của Nga, được cho là mang theo nó các quả tên lửa hành trình siêu tốc
"Phương
tiện này giúp Nga có khả năng thực hiện một cuộc tấn công quy mô nhỏ, chắc chắn
chính xác, vào một mục tiêu nhất định" - bài viết trên Jane's đánh giá.
Các
tác giả của bài viết giả định rằng Nga có thể sẽ đưa vào trang bị tới 24 phương
tiện bay siêu tốc Yu-71 trong giai đoạn từ năm 2020 và 2025. Hơn thế, vào quãng
thời gian kể trên, Moskva có thể đã phát triển xong Sarmat, một loại tên lửa đạn
đạo xuyên lục địa mới sẽ mang Yu-71 đi vào không gian.
Bài
báo cũng cho biết ngoài Yu-71, Nga sẽ sớm cho ra đời máy bay ném bom tàng hình
chiến lược thế hệ hệ mới PAK DA, mang tên nó các quả tên lửa hành trình siêu tốc.
Hiển
nhiên Nga không phải là nước duy nhất thử nghiệm vũ khí siêu tốc. Kể từ tháng
1/2014, Trung Quốc đã thử nghiệm phương tiện bay Wu-14 ít nhất 4 lần, khiến
Washington phải bày tỏ sự lo ngại, do hệ thống có thể vô hiệu hóa lá chắn tên lửa
Mỹ.
Bản
thân Mỹ cũng đang nghiên cứu vũ khí siêu tốc tương tự trong khuôn khổ chương
trình Tấn công Toàn cầu Mau lẹ (PSG), vốn không chịu sự quản lý của hiệp ước cắt
giảm vũ khí tấn công chiến lược START mới mà Mỹ ký với Nga.
V.L
Theo Sputnik