(Thethaovanhoa.vn) - Có nguồn gốc từ châu Phi, virus Tây sông Nile lây lan sang châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ qua muỗi đốt và có thể gây tử vong ở người nhưng phần lớn người nhiễm không phát triển bất kì triệu chứng nào.
Một điểm chung khác việc chuyển đổi hoạt động sản xuất để đáp ứng với tình hình dịch tễ. Năm 1918 cũng như 2020, nhiều nhà máy đã chuyển đổi hoạt động để đáp ứng nhu cầu dịch tễ cấp bách.
Ngày 30/8, Nga cảnh báo về khả năng gia tăng các ca nhiễm virus Tây sông Nile trong mùa Thu này trong bối cảnh nhiệt độ ấm hơn và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho loại muỗi mang virus này phát triển.
Cơ quan chức năng Nga cảnh báo do điều kiện khí hậu trong năm 2021 có mưa nhiều hơn và mùa Thu ấm và dài hơn, có thể sẽ có nhiều muỗi mang virus hơn trong mùa Thu này.
Hơn 80% trường hợp sốt Tây sông Nile của Nga được ghi nhận tại khu vực Tây Nam nước này. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ấm hơn được cho là do biến đổi khí hậu có thể làm cho các bệnh như do virus Tây sông Nile gây ra lây lan rộng hơn.
Có nguồn gốc từ châu Phi, virus Tây sông Nile lây lan sang châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Loại virus này lây truyền chủ yếu qua muỗi đốt và có thể gây tử vong ở người.
Tuy nhiên phần lớn người nhiễm không phát triển bất kì triệu chứng nào. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết chưa có vaccine phòng loại virus này ở người, mặc dù đã có vaccine ngừa virus này ở ngựa.
TTXVN