(Thethaovanhoa.vn) - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 18/1 cho biết các cơ quan vũ trụ của Mỹ và Trung Quốc đang phối hợp các nỗ lực thám hiểm Mặt Trăng.
Các nhà khoa học Trung Quốc ngày 15/1 công bố một trong những hạt bông được tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga - 4 (Chang'e 4) mà nước này đưa lên Mặt Trăng mới đây đã nảy mầm, là hạt giống đầu tiên nảy mầm trên hành tinh này.
Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, quan chức NASA chuyên trách về các sứ mệnh khoa học, Thomas Zurbuchen cho biết NASA đang thảo luận với Trung Quốc về khả năng sử dụng thiết bị không gian @NASAMoon của Mỹ để quan sát tàu thăm dò Hằng Nga 4 (Chang'e-4) của Trung Quốc hạ cánh xuống Mặt Trăng. Tuyên bố của ông Zurbuchen đã khẳng định lại một tuyên bố tương tự của giới chức Trung Quốc đưa ra trước đó.
NASA đã chia sẻ thông tin từ một vệ tinh của Mỹ, trong khi Trung Quốc thông báo với các nhà khoa học Mỹ về độ cao, độ dài và thời gian của cuộc hạ cánh trên "một cách kịp thời". Mục tiêu đặt ra là Vệ tinh thám hiểm Mặt Trăng (LRO) của NASA có thể quan sát cuộc hạ cánh lịch sử của tàu Hằng Nga 4 hôm 3/1 vừa qua. Theo kế hoạch, vệ tinh LRO sẽ bay qua vị trí tàu Hằng Nga 4 hạ cánh vào ngày 31/1 tới và sẽ chụp hình giống như đã làm với tàu Hằng Nga 3 năm 2013.
Tuyên bố của NASA khẳng định: "Mọi dữ liệu của NASA liên quan đến hoạt động hợp tác trên đều được công khai" và việc NASA hợp tác với Trung Quốc là "minh bạch, có đi có lại và đôi bên cùng có lợi".
Ngày 11/1, Trung Quốc thông báo đã hoàn tất thành công nhiệm vụ Hằng Nga 4 sau khi là đưa thiết bị thăm dò vũ trụ này hạ cánh xuống được vùng tối của Mặt Trăng (là nửa Mặt Trăng không bao giờ được nhìn thấy từ Trái Đất). Sự kiện này đã đi vào lịch sử vũ trụ thế giới, đánh dấu bước tiến lớn của Bắc Kinh trên con đường chinh phục vũ trụ.
TTXVN/Bích Liên