Mâm cỗ Trung thu thuần Việt do Nhà nghiên cứu Trịnh Bách sắp đặt

Thứ Hai, 24/9/2018, 14:11 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách chia sẻ cách bày mâm cỗ Trung thu xưa và hai món đồ chơi Trung thu không thể thiếu của trẻ em ngày trước.

Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam

Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam

Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

Đã từ rất lâu rồi, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách luôn đau đáu trong lòng việc khôi phục lại hai thứ đồ chơi Trung thu của trẻ em ngày trước, đó là con giống bột và đèn Trung thu.

Theo ông Bách, Viện Viễn đông Bác Cổ hiện còn lưu giữ được ảnh những con giống bột được chụp từ đầu thế kỷ 20.

Con giống bột hồi xưa được chia làm 2 loại căn bản là con giống Đồng Xuân và con giống Phố Khách.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách chia sẻ cách bày mâm cỗ Trung thu xưa

Bên cạnh con giống bột còn có những chiếc đèn Trung thu nhiều màu sắc, đa dạng. Những chiếc đèn lồng này mang đủ hình dáng của con thỏ, con bướm, con cá... và phải làm rất kỳ công chứ không giống những thứ đồ chơi nhàm chán hiện giờ.

Ông Trịch Bách đã đi khắp nơi tìm kiếm và phải tới dạo gần đây, ông mới có duyên gặp lại hai người làm đèn Trung thu ở Sài Gòn và người làm con giống bột xưa ở Hà Nội.

Trung thu, Tết Trung thu, Cúng Trung thu, Cỗ trung thu, Cúng rằm trung thu, rằm trung thu, cúng rằm tháng 8, mâm cỗ trung thu, văn khấn rằm trung thu, tet trung thu
Mâm cỗ trung thu "chuẩn" và đèn trung thu xưa

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cũng bày lại mâm cỗ Tết Trung thu xưa, ông chia sẻ, đây là mâm cỗ tiêu biểu, mỗi nhà có thể thêm thắt những thứ khác nhau, nhưng nhất định phải có con giống bột.

Trung thu, Tết Trung thu, Cúng Trung thu, Cỗ trung thu, Cúng rằm trung thu, rằm trung thu, cúng rằm tháng 8, mâm cỗ trung thu, văn khấn rằm trung thu, tet trung thu
Đây là mâm cỗ tiêu biểu, mỗi nhà có thể thêm thắt những thứ khác nhau, nhưng nhất định phải có con giống bột

Ông Bách nói: “Phá cỗ thật ra là sự kiện chủ nhà cúng rằm xong trẻ con tranh nhau những con giống bột, rồi cầm đèn lồng đi xem múa sư tử, múa lân”.

Tết Trung thu xưa ở Việt Nam chính là ngày Tết thiếu nhi chứ không phải ngày 1/6 như bây giờ, học sinh được nghỉ và tâm trạng rất háo hức gần như đón Tết Nguyên đán.

Mâm cỗ và các tục lệ đón Tết Trung thu xưa cũng rất đẹp và bắt mắt” – ông Trịnh Bách bày tỏ.

Tết Trung thu truyền thống đặc biệt lần đầu tiên tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tết Trung thu truyền thống đặc biệt lần đầu tiên tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đây là sự kiện văn hóa sẽ diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc và trình diễn nghệ thuật ấn tượng trong suốt ba đêm được kỳ vọng tạo ra ký ức khó quên với người dân thủ đô và du khách.

Tiểu Phong. Clip: Hoàng Anh

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến