'Gấu có cánh' TU-95 hơn 60 năm âm thầm bảo vệ nước Nga

Thứ Ba, 20/12/2016, 16:50 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Một trong những mẫu phi cơ thú vị nhất đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống bọn khủng bố trên bầu trời Syria, là máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa của Nga Tu-95MS, được NATO gọi là Gấu có cánh.

Nhờ động cơ tuốc-bin cánh quạt mỗi chiếc có hai cánh quạt kép đồng trục quay ngược chiều, cả hình ảnh lẫn âm thanh của Tu-95 không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ loại máy bay nào khác trên thế giới! Trên bầu trời, "95" trông vừa thanh lịch mà vừa sấm sét, mặc dù đã có mặt trong hệ trang bị không quân tầm xa của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga suốt 60 năm qua!

Lịch sử của chiếc máy bay này bắt đầu vào giữa thế kỷ XX. Khi đó, gần như ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, bắt đầu bùng lên Chiến tranh lạnh. Những đối thủ chính là Mỹ và Liên Xô đều sở hữu vũ khí hạt nhân có sức mạnh hủy diệt khủng khiếp, tuy nhiên Liên Xô không có máy bay ném bom hiện đại. Vì vậy, Liên Xô ở vị thế sơ hở dễ bị tổn thương hơn. Ban lãnh đạo đất nước đã đặt ra nhiệm vụ thiết kế chế tạo loại máy bay giải quyết nhiệm vụ đó.

Trọng trách được giao phó cho tập thể nghiên cứu thiết kế dưới sự lãnh đạo của công trình sư nổi tiếng Andrei Tupolev — một trong những người sáng lập Không quân Xô-viết. Ngày 15/7/1951 tại Văn phòng thiết kế bắt đầu công việc với dự án máy bay mới. Ngay trong giai đoạn thiết kế đã quyết định trang bị cho nó không phải là tuốc-bin khí, mà là động cơ phản lực cánh quạt mạnh. Những động cơ này kinh tế hơn, cho phép đảm bảo tầm xa chuyến bay cần thiết trong vận tốc hoàn toàn chấp nhận được.


Ngày 12/11/1952, nguyên mẫu Tu-95 đầu tiên đã cất cánh lên không trung

Kể từ thời điểm bắt đầu những nét vẽ chính trên bản thiết kế cho đến chuyến bay đầu tiên chỉ mất có chưa đầy một năm rưỡi. Ngày 12/11/1952, nguyên mẫu Tu-95 đầu tiên đã cất cánh lên không trung.

Sau khi thử nghiệm thành công và nghiệm thu đưa vào hệ trang bị những năm 1956 —1957, Tu-95 đã trở thành một trong những biểu tượng về sức mạnh quân sự của Liên bang Xô-viết. Máy bay ném bom chiến lược với phi hành đoàn chín người có thể mang theo tải trọng đến 12.000 kg bom. Trong quá trình vận hành Tu-95 đã trải qua nhiều đợt nâng cấp, cho phép cỗ máy vững tin trụ lại trong hàng ngũ mà không hề lỗi thời.

Các động cơ NK-12 (với biến thể khác nhau) sử dụng trên Tu-95 cho tới nay vẫn là động cơ phản lực tuôc-bin cánh quạt mạnh nhất thế giới. Công suất của nó là 15.000 mã lực. Bốn động cơ như vậy có thể đưa "Gấu có cánh" bay xa với tốc độ hơn 800 km/h. Có thể ai đó sẽ bảo rằng không nhanh lắm? Xin nhớ cho: trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-95 đến những 185 tấn!

Đến hôm nay, trong Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đang có biến thể mới nhất của máy bay này là Tu-95MS/MSM, đủ sức mang theo các tên lửa hành trình. Chính vì thế mà bây giờ con "Gấu" Nga này vẫn khiến NATO lo ngại khi nó xuất hiện gần biên giới các nước thành viên của khối Liên minh.

VIDEO: Ngắm các máy bay Nga 'ca khúc khải hoàn' rời Syria về nước

VIDEO: Ngắm các máy bay Nga 'ca khúc khải hoàn' rời Syria về nước

Các phi cơ Nga sẽ di chuyển thành nhóm, mỗi nhóm có một "thủ lĩnh dẫn đầu" là máy bay vận tải quân sự, theo sau là chiến đấu cơ các loại

Mặc dù Tu-95 có thâm niên phục vụ suốt 60 năm, nhưng mãi cho đến gần đây, nó chưa từng tham gia vào hoạt động chiến sự thực tế. Lần đầu tiên sử dụng Tu-95 vào chiến đấu là trong cuộc xung đột ở Syria, khi Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga dùng Tu-95 để giáng đòn tấn công bằng tên lửa hành trình sấm sét vào các vị trí của bọn khủng bố.

Trong thành phần của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga hôm nay có máy bay ném bom siêu thanh chiến lược mang tên lửa Tu-160. Tuy nhiên, "95" vẫn trong hàng ngũ như trước và là một trong những bảo lãnh an ninh vững chắc của LB Nga.

Theo Sputnik


GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến