(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h ngày 10/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 238.328.450 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.862.345 ca tử vong.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 21h30 ngày 9/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 238.140.267 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.860.183 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 215.285.473 người.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 215.460.964 người. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 45.179.209 ca mắc và 733.058 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 450.621 ca tử vong trong số 33.952.275 ca. Brazil đứng thứ 3 với 600.880 ca tử vong trong số 21.567.181 ca.
Trong vòng 24 giờ qua, toàn thế giới có thêm 348.323 ca mắc mới, trong đó Mỹ đứng đầu với 42.357 ca. Tiếp đó là Anh và Nga với số ca mắc mới lần lượt là 34.950 ca và 29.362 ca.
Theo thống kê của Bloomberg, tính đến 9h sáng cùng ngày, đã có hơn 6,48 tỷ liều vaccine được tiêm tại 184 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình mỗi ngày 27,7 triệu liều vaccine được tiêm và nếu duy trì mức tiêm này thì 6 tháng nữa sẽ "phủ sóng" vaccine cho 75% dân số toàn cầu.
Bloomberg nhấn mạnh tổng số 6,48 tỷ liều trên tiêm cho 42,2% dân số thế giới, song vẫn tồn tại khoảng cách lớn về phân bổ vaccine giữa các nước giàu và các nước nghèo. Cụ thể, tiến độ tiêm chủng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập cao nhất nhanh gấp 20 lần so với các quốc gia có thu nhập thấp nhất.
Tại Anh, Văn phòng Ngoại giao, Thịnh vượng chung và phát triển nước này có kế hoạch đưa thêm 51 quốc gia và vùng lãnh thổ ra khỏi "danh sách đỏ" các nước có tỷ lệ mắc COVID-19 cao. Theo đó, số quốc gia bị liệt vào "danh sách đỏ" giảm xuống còn 7 nước, gồm Panama, Colombia, Venezuela, Peru, Ecuador, Haiti và CH Dominica.
Trong khi đó, Chính phủ Fiji thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch và bắt đầu đón du khách nước ngoài trở lại sau khi 80% dân số nước này đã hoàn thành tiêm chủng.
Tình hình dịch bệnh tại Israel đã có tín hiệu tích cực. Bộ Y tế Israel ngày 9/10 thông báo số ca đang phải điều trị COVID-19 đã giảm 2.713 ca, xuống còn 29.155 ca. Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn 2 tháng qua số bệnh nhân điều trị tại nước này giảm xuống dưỡi ngưỡng 30.000 ca và giảm 68,1% so với 91.346 ca ghi nhận ngày 5/9 vừa qua.
Thống kê cho thấy gần 6,18 triệu người, tương đương 65,8% dân số Israel, đã tiêm mũi vaccine đầu tiên, 5,6 triệu người tiêm đủ hai mũi và 3,7 triệu người tiêm mũi tăng cường.
Thanh Hương - TTXVN