Đại dịch Covid-19 'tình cờ' giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở tại Pháp

Thứ Hai, 22/2/2021, 15:49 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến các tòa nhà văn phòng và các khu thương mại trở nên trống rỗng, trong khi làm việc tại nhà được cho là sẽ trở thành tiêu chuẩn sau đại dịch, đã thúc đẩy ý tưởng chuyển đổi mục đích sử dụng các tòa nhà này thành căn hộ nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở trong khu vực đô thị tại Pháp.

Dịch Covid-19: Pháp kéo dài thời gian giới nghiêm

Dịch Covid-19: Pháp kéo dài thời gian giới nghiêm

Ngày 9/1, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết sẽ kéo dài thời gian giới nghiêm tại 8 tỉnh nữa, ngoài 15 tỉnh khác hiện đang áp dụng biện pháp "cứng rắn và cần thiết" này.

Bộ trưởng Nhà ở Pháp Emmanuelle Wargon gần đây cho biết nước này đã bắt đầu thử nghiệm việc chuyển đổi tòa nhà văn phòng thành căn hộ và việc hình thức làm việc từ xa ngày càng trở nên phổ biến càng thúc đẩy các dự án như vậy. Bà Wargon muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nhằm đáp ứng cả về nhu cầu nhà ở và chống lại tình trạng lộn xộn trong vấn đề quy hoạch đô thị. 

Một nghiên cứu được tiến hành gần đây ở khu vực Paris, nơi chiếm gần 1/5 dân số Pháp, cho thấy nếu khoảng 40% công ty áp dụng  2 ngày làm việc tại nhà mỗi tuần sau đại dịch, họ có thể giúp giảm gần 30% không gian văn phòng, tương đương 3,3 triệu m2, trong thập kỷ tới. 

Người đứng đầu Viện nghiên cứu IEIF Christian de Karangal từng cho rằng việc chuyển đổi các tòa nhà văn phòng thành căn hộ nhà ở là điều "không tưởng" khi nhiều năm qua đã thảo luận về vấn đề này nhưng chưa bao giờ dẫn đến những hành động cụ thể.

Du khách tại khu vực gần Tháp Eiffel ở Paris, Pháp, ngày 24/8/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Du khách tại khu vực gần Tháp Eiffel ở Paris, Pháp, ngày 24/8/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN

Tuy nhiên, chuyên gia De Karangal nhận định lần này có thể sẽ thay đổi ngay cả khi mức độ tác động của hình thức làm việc từ xa đối với việc sử dụng không gian văn phòng vẫn chưa rõ ràng. Lý do được đưa ra là ngoài việc giới chức nhà nước khuyến khích thực hiện kế hoạch chuyển đổi như vậy, một số tòa nhà cũng đang trở nên "lỗi thời" để sử dụng làm văn phòng và đang được các nhà đầu tư "nhòm ngó".

Tuy nhiên, những thay đổi không phải lúc nào cũng đơn giản. Chuyên gia Sebastien Lorrain thuộc tập đoàn bất động sản thương mại quốc tế CBRE tại Pháp cho biết không phải tất cả các tòa nhà đều có thể chuyển đổi được. Theo chuyên gia này, nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 20% tòa nhà thực sự có tiềm năng để chuyển đổi.

Trong khi đó, chuyên gia Carlos Alvarez thuộc công ty kiến trúc Moatti-Riviere (đơn vị đồng đạt giải thưởng năm 2019 về chuyển đổi văn phòng thành căn hộ nhà ở) cho rằng một trong những vấn đề lớn nhất là làm thế nào để các căn hộ đều có ánh sáng tự nhiên. Các tòa nhà thương mại thường được thiết kế xây dựng trên một sàn rộng lớn khiến khó có thể bảo đảm mọi phòng đều có cửa sổ. Một vấn đề nữa là các tòa nhà thường được xây dựng từ những năm 1970, trong đó chủ yếu là để bán, thường chứa amiăng, khiến tiêu tốn thêm rất nhiều chi phí để loại bỏ vật liệu độc hại này. 

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng cho rằng để triển khai các dự án chuyển đổi như vậy, nhà chức trách Pháp cần tạo điều kiện cấp phép xây dựng, giảm bớt các thủ tục hành chính cũng như những quy định khiến quá trình tái phát triển trở nên đặc biệt đắt đỏ.

Trần Quyên/TTXVN

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến