Các trường đại học Australia có thể giảm sinh viên quốc tế vì dịch COVID-19

Thứ Hai, 11/5/2020, 14:18 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà tổ chức giáo dục Australia nhận định lượng sinh viên quốc tế tới nước này sẽ sụt giảm nghiêm trọng nếu các trường đại học tiếp tục duy trì kế hoạch giảng dạy trực tuyến, thay vì sớm trở lại hoạt động trực tiếp.     

Lần đầu tiên trong 3 thập kỷ, Australia đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế

Lần đầu tiên trong 3 thập kỷ, Australia đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Australia giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1930 và lần đầu tiên trong 30 năm.

Giáo sư Peter Varghese, Hiệu trưởng Đại học Queensland, cho rằng đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tạo ra một ý tưởng tốt cho ngành giáo dục Australia nhằm thực hành công tác giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, việc duy trì phương thức học tập này trong dài hạn sẽ cho thấy những thiếu sót và hạn chế và sinh viên quốc tế sẽ không hài lòng với việc phải trả một khoản chi phí lớn chỉ để học tập trực tuyến.     

Giáo sư Varghese cho rằng sinh viên quốc tế tới Australia để được thực hành, nâng cao trình độ tiếng Anh và họ muốn được hưởng chế độ giáo dục tốt nhất tại các trường đại học và trung tâm giáo dục hàng đầu. Ngoài ra, một trong những yếu tố hấp dẫn đối với các sinh viên quốc tế đó là thị thực du học sinh cho phép họ được đi làm tại Australia với mức tiền công hợp lý đủ để bù đắp được một số chi phí nhất định trong quá trình học và sinh sống.     

Cùng quan điểm trên, Chủ tịch Hội đồng Sinh viên Quốc tế Australia, Ahmed Ademoglu chia sẻ có rất nhiều lý do để sinh viên quốc tế lựa chọn học tập tại Australia, đồng thời cho biết nhiều người tỏ ra thất vọng vì các trường đại học đã chuyển sang đào tạo trực tuyến, cho dù với lý do đại dịch COVID-19.

Ông cho rằng sẽ là một sai lầm nếu các trường đại học tin rằng giảng dạy trực tuyến có thể là một lời mời hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế. Sinh viên tới Australia vì rất nhiều lý do, trong đó bao gồm cả trải nghiệm văn hóa, làm công việc bán thời gian, môi trường an toàn và thời tiết. Ông Ademoglu kêu gọi các trường đại học, các trung tâm giáo dục Australia cần xem xét lại về vấn đề học phí đối với các khóa học trực tuyến, đảm bảo mức độ cạnh tranh cùng các thị trường khác trên toàn cầu.   

Chú thích ảnh
Giao thông thưa thớt tại một tuyến phố ở Melbourne, Australia do dịch COVID-19 ngày 25/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Trước đó, Ủy ban chuyên gia tư vấn cho Chính phủ Australia về các trường đại học đã nêu kiến nghị mở cửa biên giới dành riêng cho thị thực du học sinh, nhằm đảm bảo hàng chục nghìn sinh viên quốc tế có thể kịp đến trong học kỳ 2 của năm học 2020-2021, giảm thiểu tối đa tổn thất tài chính có thể xảy ra trong lĩnh vực giáo dục đại học.     

Trong cuộc họp báo ngày 8/5, Thủ tướng Scott Morrison cho biết sẽ xem xét về việc cho phép sinh viên quốc tế quay trở lại Australia vào tháng 7 tới. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn đang được Canberra cân nhắc thảo luận với các bên.    

Ước tính, khoảng 10% trong số 600.000 sinh viên quốc tế đang theo học tại Australia đã bị kẹt ở nước ngoài và có khả năng không thể quay trở lại vào tháng 7, thời điểm bắt đầu học kỳ tiếp theo, nếu chính phủ nước này tiếp tục duy trì lệnh đóng cửa biên giới.     

Giám đốc điều hành Hiệp hội giáo dục quốc tế Australia, Phil Honeywood, thừa nhận sự thiếu vắng sinh viên quốc tế khiến cho ngành kinh tế lớn thứ 4 của Australia này bị khủng hoảng nghiêm trọng. Dự kiến, nếu sinh viên quốc tế không sớm quay trở lại thì trong vòng 6 tháng tới, 21.000 người làm việc tại các trường đại học Australia sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và con số đó sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tiếp theo.  

Diệu Linh/TTXVN

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến