Giải mã Barcelona bằng lý thuyết đối xứng của toán học

Thứ Bảy, 19/3/2016, 18:24 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) – Nhà toán học David Sumpter giải thích rằng sở dĩ Barcelona thi đấu hay như vậy là vì họ sử dụng một hệ thống chiến thuật đối xứng qua trục dọc.

Đã có Messi bên cánh phải thì phải có Neymar bên cánh trái. Hỗ trợ cho Messi thường là Ivan Rakitic và Dani Alves trong khi bên cánh kia Alba và Iniesta chơi phía sau Neymar.



Bản đồ chuyền bóng trận Barca - Roma 6 -1

Ông Sumpter sử dụng trận Barca thắng 6-1 trước Roma ở Champions League hồi tháng 11 năm ngoái để nghiên cứu. Bản đồ đường chuyền lấy của hãng thống kê Opta. Trong hình trên, vị trí đặt mũi tên được lấy trung bình từ nơi các đường chuyền được thực hiện nhiều nhất. Điểm đầu là nơi đường chuyền xuất phát, đích là nơi đường chuyền đi tới. Khu vực tô màu là vùng có nhiều đường chuyền được thực hiện nhất.

Và ông Sumpter chỉ ra rằng các cầu thủ Barca di chuyển và chuyền bóng cho nhau theo một trục dọc đối xứng cắt đôi sân bóng. Ví dụ: Thomas Vermaelen là ảnh của Gerard Pique. Messi là ảnh của Neymar. Lưu ý rằng các vùng chuyền bóng (giữa các tổ nhóm phối hợp như Messi, Rakitic, Alves vừa kể) cũng gần như đối xứng với nhau.

Phía sau vùng của Messi là vùng của Rakitic và Alves luân chuyển bóng cho nhau. Sergi Roberto và Alba cũng làm y hệt như vậy ở cánh bên kia. Suarez ít tham gia vào lối chơi ở trận này và gần như chỉ Neymar có hướng kết nối tới anh. Tuy vậy Suarez là cầu thủ chơi trung phong trên cao. Giáo sư Sumpter đã lấy một trận đấu khác để so sánh và bên hình dưới của trận thắng Real Madrid tại El Clasico cho thấy các vùng chuyền bóng cũng có xu hướng đối xứng nhau như vậy.



Bản đồ chuyền bóng trận Barca thắng Real 4-0

Ở trận đấu này, Messi chỉ vào sân ở phút thứ 57 do vậy vùng chuyền bóng của anh không tồn tại. Javier Mascherano rời sân ở phút thứ 23 vì thế anh cũng chỉ chuyền được vài đường ở hàng thủ. Nhưng thậm chí với những biến động ấy, tính đối xứng của các pha phối hợp cùng vẫn được duy trì. Busquets là tâm của hàng thủ. Bên trái là Neymar, Iniesta và Alba. Bên phải là Rakitic, Sergi Roberto và Dani Alves. Suarez đá cao nhất trên hàng công.

Bàn thắng đầu tiên của Suarez ở phút thứ 10 được tạo ra bởi tam giác bên cánh phải. Bóng được chuyền từ cánh trái sang cánh phải. Rakitic đảo vị trí cho Dani Alves trước khi Sergi Roberto nhận được đường chuyền xâm nhập (mũi tên màu vàng) cho Suarez. Bàn thứ hai là ảnh của bàn thứ nhất: bóng được chuyền sang trái để Iniesta lao lên chuyền cho Neymar ghi bàn nâng tỉ số. Bàn thứ ba cũng như vậy, lần này Iniesta tự ghi bàn.



Bản đồ đường chuyền các bàn thắng trong trận Barca - Real

Bí mật của hệ thống chiến thuật không nằm ở việc cầu thủ đá ở đâu. Ví dụ Sergi Roberto có thể di chuyển nhiều vị trí nhưng vẫn giữ được tính toàn vẹn của hệ thống. Bí mật nằm ở cách bảo toàn tính đối xứng để đội bóng cân bằng. Một khi mất cân bằng, hệ thống này sẽ sụp đổ.

Gia Hưng
Theo Four Four Two

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến