Xin đừng biến thí sinh quay clip tiêu cực thi cử thành “người hùng”!

Thứ Sáu, 8/6/2012, 15:32 (GMT+7)
Mấy ngày gần đây các phương tiện truyền thông dồn dập đưa tin về vụ thí sinh ở Bắc Giang đã dung camera quay cảnh vi phạm quy chế thi tại Hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) và mới đây nhất là thông tin em thí sinh này đã bị Công an huyện mời lên làm việc.

Có lẽ sự việc nên dừng lại ở việc xác minh clip đó chính xác được ghi lại cảnh diễn ra ở trường đó còn tác giả của clip đó hãy để mãi là “thí sinh”. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ em thí sinh này. Bảo vệ ơ đây không đơn thuần là bảo vệ sự an toàn, mà là giúp em đó có một con đường để hướng tới tương lại.

Hãy để cho các em có được sự hồn nhiên của tuổi học trò.

Giả sử em này được xác định rõ danh tính thì điều gì sẽ xảy ra? Đã có giả thiết cho rằng cùng lắm thì em này bị đánh trượt tốt nghiệp vì vi phạm quy chế thi, nhưng theo tôi, việc bị trượt tốt nghiệp cũng chưa thấm gì so với “ánh hào quang của một người hùng” và hậu quả em phải gánh chịu sẽ kinh khủng hơn rất nhiều.

Chắc chắn em sẽ bị cô lập chính tại môi trường sống của em, em sẽ bị tẩy chay khỏi những người xung quanh, ít nhất là cộng đồng nơi em sinh ra, bạn bè, thầy cô. Nói điều này hẳn bạn đọc cho là tôi đã cả nghĩ, nhưng xin thưa điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Sự thật là tôi đã từng chứng kiến nhưng người hùng kiểu như em. Sau những hào quang phù phiếm, những lời ca tụng là cả sự lạnh lùng đến tàn nhẫn.

Xin kể ra đây một câu chuyện hoàn toàn có thật về một người hùng đã bị cô lập: Trong buổi đi đám cưới một đồng nghiệp, khi chủ nhà xếp ai ngồi cùng anh họ đều kéo léo từ chối với lý do “xin lỗi, tôi đang đợi bạn… và rồi ngồi lâu quá không có ai ăn cùng, anh đành ngượng ngùng đứng dậy ra về vì chả nhẽ lại ngồi một mình một mâm. Sau lần đó, anh đã thuật lại cho tôi và đôi mắt ngấn nước (giọt nước măt của người đàn ông bất lực) và cầu nói chốt lại… “giờ thì tôi đã thấm… giá như được sống lại tôi sẽ không làm như thê”.

Quả thực, nhìn lại cuộc đời anh thì sau biến cố trở thành “người hùng bất đắc dĩ”, tôi thấy thương anh quá! Từ một con người thật thà đến ngớ ngẩn anh biến thành một “người hùng”. Đã có lúc những lời anh nói ra như “có gang, có thép” rồi người ta ca tụng anh, đưa anh lên “chín tầng mây” và bỏ anh lơ lửng trên đó.

Khổ hơn cả là là suốt thời gian vừa qua anh trở thành “ông bụt” để rồi liên tục phải nghe những tiếng khóc của nhiều “cô Tấm” mà chính anh cũng không phân biệt được đâu Tấm thật và đâu là Cám giả Tấm. Những “cô Tấm”, “cô Cám” đều tin anh như một vị thánh sống có thể giúp họ “cầu được, ước thấy”. Thậm chí anh em đánh nhau vì tranh giành đất cát của cha mẹ người ta cũng tìm đến anh hay rồi có cả kẻ bị lừa vì suốt đời phải nuôi con người khác cũng gọi đến anh tâm sự…  Và nếu anh không tỉnh táo, anh sẽ bị những “cô Cám” đội lốt Tấm lợi dụng, lôi kéo vào những hành động phi pháp.

Một câu chuyện thứ hai cũng về sự éo le của một “bà tiên bất đắc dĩ”. Quả thật những việc bà đã làm thì cả xã hội đều kính trọng, nhưng không vì thế mà bà trở thành bà tiên có thể hô mưa, gọi gió. Để rồi chính bà đã bì kẻ xấu lợi dụng và đưa bà vào hoàn cảnh dở khóc dở cười mà chính bà cũng không kiểm soát nổi. Ngẫm ra bà, cũng chỉ là nạn nhân của chính lòng tốt của mình.

Dù sao, những nhân vật trên họ đều là những người đã có tuổi, họ đủ từng trải và bản lĩnh để trụ vững trước những sóng gió này… Còn với em thí sinh này, em còn quá nhỏ, tương lai sẽ thật là kinh khủng nếu chúng ta biến em nên thành người hùng, nêu tên em, ca tụng em.

Xã hội phát triển rất cần những người biết nói ra sự thật, biết đấu tranh chống lại cái xấu. Nhưng điều gì cần phải làm đều đã làm. Sự dối trá đã được phơi bày… Bây giờ, cách sửa sai tốt nhất của Hội đồng thi và của ngành Giáo dục là nên coi đây là liều thuốc đắng để rồi nếu không muốn tiếp tục phải uống thì hãy biết tự phòng bệnh – cái bệnh thành tích, chứ không phải điều tra xem em đó la ai, gan to mật lớn đến cỡ nào.

Đối với em thí sinh nay, mong rằng em sẽ đủ bản lĩnh để đừng đánh mất mình. Người ta có thể ca tụng em nhưng họ có chấp nhận em hay không lại là một dấu hỏi (!?).

Điều tốt nhất với em lúc này là hãy để em ở nguyên vị trí của một cậu học trò hôn nhiên… để em có cơ hội tiếp tục học tập vươn lên và trở thành người có ích cho xã hội.

Theo Năng Lượng Mới


GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến