Sách giáo khoa và 'Quyển Sách' của người Israel

Thứ Năm, 30/8/2018, 6:45 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Trong tác phẩm Quốc gia khởi nghiệp của tác giả Dan Senor & Saul Singer, tôi thích đọc chương 3 có tên “Nhân vật của quyển sách”.

Xin trích dẫn một đoạn trong phần đầu của chương 3 này như sau:

“ … Dù được nhắc đến ở số ít nhưng Quyển Sách không phải là một cuốn sách mà là một bộ sưu tập lộn xộn và liên tục được thêm vào các “tạp chí” đến từ khắp nơi nhất là từ những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Mỗi “tạp chí” là một bản chép tay những lời khuyên từ một người đi du lịch gửi đến người khác. Dần dần, Quyển Sách không còn là độc quyền của người Israel, nhưng các tác giả và độc giả của nó thường đến từ Israel.

Chính xác thì Quyển Sách đặt ở El Lobo được khai bút năm 1986, một tháng sau ngày khai trương nhà hàng này. Dorit nhớ lại: Hôm ấy, bốn khách du lịch người Israel ghé qua nhà hàng và hỏi: “Quyển Sách đâu rồi” ? Cô đã rất bối rối và những vị khách giải thích ý họ là một cuốn sách mà người ta có thể để lại ý kiến, lời khuyên và cảnh báo cho khách đến sau…”

Nếu đọc hết toàn bộ chương này chúng ta sẽ nhận thấy rằng người Israel đã làm việc này trước khi cả Internet ra đời. Họ coi “Quyển sách” này như một trang thông tin dành cho tất cả dân tộc, họ tôn trọng thông tin và luôn tìm cách chọn lọc những gì được cho là tinh túy, tốt nhất, có lợi cho dân tộc mình. Họ truyền đạt cho nhau dưới nhiều hình thức trong đó tôn trọng cách thức ghi chép lại bằng giấy và bút mực.

Chú thích ảnh
Sách giáo khoa đầu cấp như lớp 1, 6, 10. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Đọc rồi suy ngẫm một chút về sách giáo khoa của Việt Nam xem sao.

Sách giáo khoa suy cho đến cùng thì vẫn quan trọng nhất là thông tin, là những kiến thức cơ bản chuẩn mực cho người bắt đầu học (mới đi học hay là bắt đầu học môn mới) và cho ngành học. Do đó cuốn sách đó cũ hay mới theo tôi không quan trọng bằng những câu hỏi: thông tin trong đó thế nào? Có đúng là những kiến thức cơ bản hay không? Có đạt được chuẩn mực chung không?

Tất nhiên có những điều theo thời gian sẽ thay đổi nhưng rất nhiều kiến thức cơ bản vẫn hầu như không thay đổi hoặc rất ít (kiểu như Trái đất vẫn xoay quanh Mặt trời…). Như vậy, nếu chúng ta có in sách mới thì phải dựa vào sự thay đổi nhiều hay ít, mức độ quan trọng ra sao? Có cần phải in sách mới hay chỉ cần cập nhật kiến thức cho giáo viên giảng dạy? Hoặc là hướng dẫn người học tham khảo thêm theo địa chỉ nào đó uy tín, tin cậy về thông tin mới…

Ngày xưa đi học, chúng tôi hay học cách mượn lại sách vở của các anh chị lớp trên để tham khảo cách dạy của các thầy cô mình không được học, hoặc là xem các anh chị có những lưu ý gì khi học môn này môn kia ngoài sách giáo khoa, không có ghi trong sách giáo khoa. Còn sách giáo khoa hầu như không thay đổi qua nhiều năm, nhiều thế hệ.

Thậm chí có những người thầy còn khuyên chúng tôi rằng là nếu như chỉ nhăm nhăm học trong sách giáo khoa thì tốt nhất học thuộc lòng đi rồi thử áp dụng xem thế nào? Có dùng được không? Nếu không được hãy tìm đến thầy.

Học trong sách một chuyện, còn phải tham khảo, phải trải nghiệm thực tế, phải rút ra bài học …Và quan trọng, những thông tin cập nhật bổ sung phải thực sự có ích cho cộng đồng, cho xã hội dân tộc mình.

Có lẽ, chúng ta phải nghĩ lại về một thực tế: năm nào, cứ dịp khai giảng là phụ huynh lại đua nhau đi mua sách giáo khoa mới.

Xuân An

Nhộn nhịp hoạt động 'cò' sách giáo khoa

Nhộn nhịp hoạt động 'cò' sách giáo khoa

Chỉ cần dừng xe, những “cò” sách ở đây đã nhanh chóng bắt tín hiệu và chào mời đon đả với mức giá được thổi lên gấp gần chục lần so với giá bìa.

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến