Khán giả lại cau mày với 'Bố ơi mình đi đâu thế'

Thứ Ba, 15/12/2015, 6:47 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Cuối tập số 26 Bố ơi mình đi đâu thế, 4 đứa trẻ trên ô tô đi nhận nhiệm vụ mới đã thi nhau hát chế lời các ca khúc Giáng sinh.

Thực tế ngoài đời chuyện nhiều đứa trẻ hát nhạc chế. Nhưng hành động này nếu để “thả phanh” sẽ rất dễ... vượt rào. Những “ca từ” kiểu như “ba con ma đi xe ga bắn chết ba con gà” hay “mừng ngày Chúa sinh ra đời, cả nhà đấm chim tơi bời...” khiến những người xem dễ tính cũng phải cau mày.

Bố ơi mình đi đâu thế là một chương trình phát lại, hoàn toàn có đủ thời gian để biên tập trước khi lên sóng, nhưng dường như mùa hai, “bộ lọc” của những người làm chương trình đã không còn được tốt.

Ở một số tập trước, chương trình đã thiết kế riêng một trò chơi mà hình phạt cho người thua là phải xuống “hố tự kỉ”. Chương trình này ngay lập tức đã bị Mạng lưới Người tự kỉ Việt Nam lên tiếng phản ánh cho rằng gây ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về căn bệnh này và gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân tự kỉ và gia đình của họ.


"Hố tự kỷ" trong chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?"

Dù đơn vị sản xuất chương trình đã không trả lời công khai vụ việc này, tuy nhiên, ai cũng nhận thấy cách xây dựng chương trình thực sự có vấn đề. Những người làm quá vô tư hay không đủ nhạy cảm để có thể tránh làm tổn thương đến các nhóm đối tượng khác trong xã hội?

Bố ơi mình đi đâu thế mùa 1 rất được các gia đình, các em nhỏ yêu thích. Đây cũng là một trong những chương trình dành cho thiếu nhi hiếm hoi được đánh giá là nhân văn. Một chương trình công phu như vậy đương nhiên sản xuất sẽ rất phức tạp, tốn kém, khó tránh khỏi sai sót.

Giải mã sức hút 'Bố ơi mình đi đâu thế'?

Giải mã sức hút 'Bố ơi mình đi đâu thế'?

Chỉ sau 2 tuần đầu Bố ơi mình đi đâu thế? phát sóng, bốn ông bố nổi tiếng Phan Anh, Minh Khang, Trần Lực, Hoàng Bách và đặc biệt là bốn đứa con của họ Bo, Suti, Trần Bờm, Tê Giác đã chiếm trọn trái tim khán giả.


Nhưng đây cũng là chương trình dành cho thiếu nhi, nên đương nhiên sự cẩn trọng sẽ càng phải lớn, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót.

Sau “hố tự kỉ”, rồi “chế lời thánh ca”, có lẽ, đơn vị sản xuất cần phải xem lại về cách thức xây dựng chương trình, cũng như khâu hậu kiểm trước khi sản phẩm đến với hàng triệu gia đình Việt Nam.

Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa

Hài  (15/12/2015 08:52:43)
Hai@gmail.com
Vâng, nếu chịu khó nhặt sạn ở chương trình này thì còn vô số. Tôi nhớ trong cùng một số( 4 ông bố đạp xích lô quanh hồ HK), một ông đã có 2 câu nói để đời: " Vườn hoa Lí Thái Tổ là một nét đặc trưng của NGƯỜI HN", rồi " DIỆN TÍCH quanh con đường chúng ta đang đi là khoảng 2km",...
Thanh Hiền  (15/12/2015 07:56:09)
tqtrung2311@gmail.com
Anti fan! Tôi không cuồng chương trình này nhưng tôi nghĩ truyền hình thực tế là phải thực tế. Những câu hát đấy cũng là thực tế. Thà cho trẻ nghe, rồi chỉ cho trẻ thấy hát như thế là không tốt còn hơn là giấu nhẻm đi không cho trẻ biết.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến