Chuyện Hà Nội văng tục

Thứ Hai, 3/10/2016, 0:0 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Khi phát phóng sự về quán "bún chửi" ở phố Ngô Sĩ Liên - Hà Nội trên Kênh CNN, người dẫn chương trình Anthony Bourdain đã gọi đó là "món ăn đặc sắc của Việt Nam, đặc sản Hà Nội".

Nhiều người bình phẩm, lo lắng khi "văn hóa" nói tục, chửi bậy đang xâm chiếm Hà Nội.

1. Giữa năm 2015, lãnh đạo Hà Nội đã giao các đơn vị cấp dưới kiểm tra và có biện pháp xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội, nhất là hành vi nói tục, chửi bậy.

Chú thích ảnh
Ảnh: Vũ Ngọc

Còn nhớ, điều này cũng đã được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới khi bàn Luật Thủ đô, các đại biểu đã bàn rất nhiều về thực trạng con người Hà Nội. Thành phần dân số Hà Nội đông nghịt nông dân vùng phụ cận và tứ xứ.

Cũng phải, bởi đất lành chim đậu, nước tất chảy về chỗ trũng, Hà Nội tạo ra nhiều cơ hội. Khu trung tâm chật hẹp cũng miệt mài cõng lên những dãy nhà cao tầng có quy mô dân số bằng cả xã ở nơi khác.

Những ga Hàng Cỏ, những bến xe, những cảng Phà Đen, những bệnh viện St Paul, Việt Đức, Bạch Mai, những trường đại học vẫn chen chúc đứng chân giữa nội thành; những bến xe đông nghẹt, những chợ đầu mối Đền Lừ, Bắc Qua, và chợ bán buôn Đồng Xuân và ở ngay khu phố cổ người đông như nêm cối... 

Đông đúc ắt phải bon chen, áp lực cuộc sống, áp lực từ hạ tầng sinh hoạt, khói bụi, tắc đường, không khí ngột ngạt, rồi cả áp lực chờ đợi khi phải "dính dáng" đến chuyện hành chính, từ đi khám bảo hiểm, tiêm vắc-xin đến xin dấu khai sinh, chứng tử ở phường... Tất cả đều dẫn tới bực dọc và ức chế.

Mà không chỉ người dân, cán bộ Hà Nội cũng áp lực lắm. Thậm chí, năm 2014, Hà Nội từng đã ra văn bản cấm công chức nói tục, tiếng lóng. Áp lực sẽ vẫn còn tăng khi Hà Nội ngoài dân cổ cồn nó cũng không thể từ chối "cửu vạn" nhập cư, bởi nếu không có họ, cái cống tắc rác thải, ai chịu chui xuống?

2. Việc Hà Nội cấm nói tục có tính biểu tượng, làm dẫn chứng về văn hóa người thanh lịch ở một thủ đô được coi là nghìn năm văn hiến hơn là để áp dụng hàng ngày để thay đổi cái được gọi là ý thức.

Nếu ngồi uống nước ở các cổng trường, nghe các em học sinh cấp 2, cấp 3 nói chuyện thì... thôi rồi. Những tiếng lóng, những câu văng tục mà người lớn khó có thể tưởng tượng lại được các em coi là sành điệu.

Mà đừng chỉ nói do áp lực... "nhập cư". Nhà văn phố cũ Hà Nội “xịn” Nguyễn Việt Hà viết tiểu thuyết nổi tiếng Cơ hội của Chúa, đầy ắp các không gian đa diện về cuộc đời của các thế hệ sống ở một Hà Nội buổi giao thời, khi bước vào giai đoạn kinh tế mở cửa cuối thập niên 1980. Những nhân vật chính tiêu biểu cho một thế hệ trẻ Hà Nội đã yêu và sống đầy khắc khoải nhưng cũng yếm thế buông xuôi. Cơ hội của Chúa mang trạng thái tâm lý của một thế hệ “mất mát”, mang cảm xúc của những góc phố Hà Nội đang biến đổi, cái biến đổi một đi không trở lại. 

Cái biến đổi ấy là gì. Nhiều lắm. Tôi chỉ xin nêu đúng một ví dụ: Đọc chương I tôi đếm được đúng 7 từ “chửi”, nó xuất hiện với mật độ dày đặc. Tác phẩm cũng không thiếu những câu văng tục, chua ngoa, lóe xóe.

Mà Hà Nội bây giờ, áp lực cuộc sống nặng nề hơn cuối thập niên 80 rất rất nhiều.

Khi Hà Nội không 'giới nghiêm'

Khi Hà Nội không 'giới nghiêm'

'Hà Nội gì mà buồn hơn ở quê, đang ăn uống vui chơi thì phải giải tán'. Đó là câu nói có vẻ trách móc mà tôi nghe không dưới một lần của mấy người bạn mỗi khi đến thăm Hà Nội.

Nguyễn Gia 

Mai An  (03/10/2016 05:25:49)
bolerols@yahoo.com
Người Hà Nội thanh lịch mà! Còn chửi bới, chanh chua, nói tục.Xã rác bừa bãi, bẻ hoa, đạp cỏ... giành giật, bon chen ...thì không phải là người Hà Nội rồi! Chắc là do người lạ! Đến HN giờ sợ nhất,buồn nhất là gặp phải người lạ !
Kha  (03/10/2016 01:27:12)
abc@yahoo.com
"...Thành phần dân số Hà Nội đông nghịt nông dân vùng phụ cận và dân tứ xứ cả nước." Theo mình HN chỉ dân tứ xứ từ Bắc Miền Trung thôi, chứ không phải từ cả nước. Dân tứ xứ cả nước tập trung về SG. Đọan đầu tác giả có ý nói là dân tỉnh lên HN là xuống văn hóa ở HN, theo mình là chưa thuyết phục. Nói tục đặc điểm chung của dân miền Bắc (từ bắc miền trung trở ra). SG cũng tập trung dân tứ xứ còn hơn nhiều so với HN nhưng ít có hiện tượng trên.
Mai  (02/07/2015 07:58:33)
onebodyatearth@gmail.com
Bạn nói rất đúng, các cháu học sinh đấy toàn là dân HN gốc đấy chứ, lại là danh gia vọng tộc, con vua cháu chúa không biết chừng. Dân nhập cứ có một thành phần rất lớn là sinh viên (tức là ít nhiều cũng có tri thức), rồi đi làm (tức là đang đóng thuế nuôi thủ đô), không hiểu sao dân HN cứ thích ném đá họ. Xã hội sẽ tự vận động và điều hành
Lê Kim Hải  (20/06/2015 07:12:26)
lekimhai11@gmail.com
"... Và áp lực sẽ vẫn còn tăng khi Hà Nội không thể từ chối ai, từ dân cổ cồn tới “cửu vạn” nhập cư, bởi nếu không có họ, cái cống nước thải tắc, ai chịu chui xuống?!" Tác giả viết đoạn này cứ như ám chỉ là Hà Nội mất đi vẻ thanh lịch và trở nên nói tục là dở người dân nhập cư vậy! Người dân nhập cư đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nhiều mặt của Hà Nội bây giờ từ Khoa học kĩ thuật, văn hoá xã hội... chứ không phải là chỉ để đi thông cống đâu nhé!
Zakhoa  (19/06/2015 11:28:17)
lezakhoa@gmail.com
Phải nói là ở vị trí làm cha làm mẹ tôi cũng rất lo về thực trạng trên. Còn ở vị trí người dân ( dân làm chủ) thì cho tôi hỏi câu của một lãnh đạo phát biểu :"Chặt cây không phải hỏi dân" thì có thuộc phạm trù như bài báo nói không?
ThaiNguyen  (19/06/2015 08:58:01)
nkhoan1102@gmail.com
Muốn dạy được người khác thì trước hết các lãnh đạo cần phải gương mẫu đã! Nếu chính mình còn chưa minh bạch trong quản lý, chưa dám nhận trách nhiệm về mình (ví dụ trong vụ chặt cây vừa rồi) thì nói ai nghe đâu!
hanoi7x  (19/06/2015 08:19:01)
7xxxhn@yahoo.com
Ôi giồi, cứ qua mấy cổng trường nghe các cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 Hà Nội nói chuyện với nhau thì đúng là thôi rồi. Xin phép cả nhà, những từ siêu bậy không có trong từ điển, xin phép trích ra đây: VCL, VCĐ, ĐCM.... Xem facebook với tin nhắn điện thoại của các teen, đó ai biết các em nói hay chửi cái gì. Bó tay.
onggiacaugiay  (19/06/2015 08:11:18)
caugiaygiaca@yahoo.com
nói hay
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến