Giáo dục là hàng hóa hay phúc lợi?

Thứ Ba, 30/8/2016, 6:42 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Năm học mới đến ngay trước mặt. Và chuyện dạy thêm, học thêm vẫn đang nóng nhất, giữa nỗi lo lắng bất tận của một nền giáo dục thiếu triết lý hiện nay. Điển hình, một bài báo có tên: “Gạt nước mắt thầy hiệu trưởng, TP HCM quyết cấm dạy thêm”.

Đúng là một hiệu trưởng đã bật khóc nghẹn ngào khi nói về việc giáo viên không thể sống bằng đồng lương. Rằng "Giáo viên không dạy trong trường thì người ta đi dạy bên ngoài, bên ngoài mà cũng bị cấm thì họ đi gia sư, vì đồng lương không đủ sống".

Theo lời thầy: “Bác sĩ được mở phòng khám ngoài giờ, ca sĩ được chạy sô hát để kiếm tiền mà giáo viên không được sống bằng chính nghề của mình thì còn gì buồn hơn. Tôi không dạy thêm nhưng tâm tư của người thầy không sống được bằng nghề, có nhiều thứ đâu tiện nói ra".


Giáo viên không được sống bằng chính nghề của mình thì còn gì buồn hơn

Nói xong điều ấy, vị hiệu trưởng ấy ngồi xuống ghế thật nhanh, hy vọng mọi người không nhìn thấy mình rớt nước mắt.

Đúng là “nhiều thứ không tiện nói ra” bởi xét cho cùng, nếu thầy có nói thì cả năm cũng không hết chuyện và cả ngành giáo dục của thầy cũng không giải quyết được. Đó là chuyện của cơ chế.

Tiền lương nhà giáo là một bộ phận trong chính sách tổng thể tiền lương của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức. Lương thấp, không đủ sống không phải vấn đề riêng của các nhà giáo mà là câu chuyện chung ở nhiều lĩnh vực. Ngân sách dành một khoản cố định chi cho hoạt động thường xuyên, trong đó có lương.

Đã có lần, lãnh đạo Chính phủ phàn nàn là 30% cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Thế nhưng, nhiều người bảo con số ấy là còn ít. Bởi thực tế, trong nhiều đơn vị chỉ có khoảng 30% là làm việc tích cực, hiệu quả, 30% chỉ đâu đánh đấy và số còn lại chỉ “đút chân gầm bàn” cuối tháng chờ lĩnh lương. Lương thấp do vậy.

Lương thấp nên nhiều cán bộ, công chức không sống được bằng lương. Và cũng không ai phủ nhận được thực tế, nhiều người tìm “nguồn” từ việc sách nhiễu, vòi vĩnh người dân, doanh nghiệp.

Câu chuyện lương không đủ sống và giáo viên phải làm nghề tay trái đã quá nhàm chán đến độ người trong cuộc không còn dám than thở nữa. Bởi có than cũng chẳng có tác dụng gì. Đơn giản, cũng như nhiều viên chức, lương tối thiểu giáo viên mới ra trường hệ số 2,34, chưa trừ bảo hiểm và các khoản phí phải đóng là khoảng 2,8 triệu đồng. Ở nông thôn may ra “co kéo” đủ, chứ thành phố thì ai sống nổi. Người ta từng đau xót trước những cái Tết giáo viên ngậm ngùi nhận gói mỳ chính, chai nước mắm, thậm chí là không có gì.

Tháp nhu cầu của Maslow chỉ ra rằng khi bị đói thì phải lo tìm cái ăn trước đã. Thầy cô giáo cũng không nằm ngoài quy luật cho dù họ có tự trọng đến đâu. Việc dạy thêm, dạy “phụ đạo” là chuyện tất nhiên.

Quay lại vấn đề mà thầy giáo hiệu trưởng đặt ra từ chất vấn: “Bác sĩ được mở phòng khám ngoài giờ, ca sĩ được chạy sô hát để kiếm tiền mà giáo viên không được sống bằng chính nghề của mình thì còn gì buồn hơn”. Vậy giáo dục ở Việt Nam là hàng hóa hay là phúc lợi? Nếu là hàng hóa thị trường thì động lực được đánh đổi bằng tiền là chấp nhận được. Còn nếu là phúc lợi xã hội phục vụ người dân mà phải có động lực kim tiền chính là tiêu cực. Cho dù, thầy cô giáo đi dạy thêm là việc lương thiện nhất để kiếm tiền ngoài lương, bằng chính nghề nghiệp của mình.

Vấn đề vẫn nằm ở câu hỏi ấy: giáo dục là hàng hóa hay phúc lợi? Ai có thể trả lời thấu đáo ngay lúc này?

Nguyễn Gia
Thể thao & Văn hóa

lam minh chiem  (30/08/2016 10:37:24)
chienno123@gmail.com
Giao duc .bao dai cung vay .mo mac bao ra toan thay la tieu cuc o dau cung tieu cuc .biet bao tam guong nha giao tot la ko ca ngoi . Sao ko tim hieu nha giao song nhu the nao .nguoi thi ban hang olai nguoi thi an mi pham . Cac vi thu coi mot thang cac vi lanh 3trieu song o dat thanh pho ho chi minh .nha thi thue chi phi sinh hoat nhu the nao dat do .cac vi co cam hoi duoc ko .ong ba ta noi co thuc moi vuc duoc dao .co cau nua ko thay do may lam nen cac vi cung tu chinh nhung nguoi thay co day chu ai cac vi co hieu rang cac vi dang dua nhung nguoi minh dang goi la thay giong nhu cha me minh vao cho chet ko
lam minh chien  (30/08/2016 10:30:48)
chienno123@gmail.com
Lam khong duoc thi cac vi cam bao gio giao duc moi het cai canh nay co chu.dung co do loi cho ai .do la nhu cau .thuan theo le tu nhien . Hay nghi cai hai phia cac ban chi nghi ve 1 phia thi oan cho nha giao qua
Hoàng Lan  (30/08/2016 06:52:37)
lanhoanglethaito.edu.com.vn
Bài báo đặt vấn đề rất trúng, rất có tầm. Đó là câu chuyện đau đớn của cơ chế, không chỉ ngành giáo dục mà các ngành khác cũng sinh ra tiêu cực từ đấy. Sẽ rất khó, rất lâu nữa mới có thể có câu trả lời thấu đáo. Nhưng dù sao cũng cảm ơn tác giả.
dien  (30/08/2016 12:40:49)
dienthptlhd@gmail.com
Ở các nước bạn lương gv bao nhiêu sao chính phủ k xem lại.còn ở nước ta bao nhiêu, trong khi chất lượng học sinh Việt nam qua các kỳ thi quốc tế cao hơn các nước phát triển,k học thêm được vậy sao
ilmenau  (30/08/2016 07:23:37)
ilmenau53@yahoo.com
Tôi đơn giản nên nghĩ : trách nhiệm của Giáo dục là dạy học, tôi đã đóng thuế cho Ngân sách để Nhà nước trả lương Thầy cô, nay Tôi còn phải trả tiền thêm lần nữa để con cháu "được" học (cho trọn vẹn) không thì ngu dốt không thể qua được các kỳ kiểm tra/thi cử. Not fair @@
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến