'Cướp lộc' ở Lễ khai hội chùa Hương là hành động 'điên rồ'

Thứ Năm, 2/2/2017, 20:12 (GMT+7)
(Thethaovanhoa.vn) - Xem đoạn clip ghi lại cảnh "phát lộc" và "cướp lộc" diễn ra sáng nay ở Lễ khai hội chùa Hương đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, TS Nguyễn Văn Vịnh - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và Phát triển - thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Đó là hai hành vi khó chấp nhận. 

Cụ thể, theo ông Vịnh, tình trạng hỗn loạn trong các nghi thức "cướp lộc" của người Việt đã diễn ra từ lâu và được bàn tới quá nhiều. 

"Nhưng với chuyện cướp lộc ở chùa Hương vào sáng nay, mọi thứ dường như được đẩy lên một mức mới.

Trước đây, chuyện cướp lộc, xin lộc, xin dải ấn, hoa tre, quả phết… chỉ diễn ra ở các đình, đền, hoặc trong một số lễ hội dân gian. Còn về bản chất, nhà chùa không phải là nơi để người ta làm chuyện tranh cướp lộc thánh lộc thần. Đó là điều cực kỳ trái với giáo lý nhà Phật.

Đi chùa, về nguyên tắc, là để chúng ta sống thanh sạch hơn, bớt đi những phần "tham, sân, si" trong đáy lòng mình- chứ không phải là để cầu tài cầu lộc như nhiều người cố tình lầm tưởng.


Cảnh "phát lộc" và "cướp lộc" sau lễ khai hội chùa Hương sáng nay. Ảnh: Zing.vn

Ít nhất, đã bước chân vào một nơi như chùa Hương, du khách cũng cần hiểu điều ấy, trước khi dẫm đạp tranh cướp nhau như vậy.

Trong truyền thống cũ, mỗi khi lên chùa, có chút lộc như xôi, oản, trái cây được đưa tay, du khách cũng luôn đón nhận với thái độ khiêm cung, điềm đạm, thậm chí đến lượt mình mà hết phần thì thôi. Không ai làm chuyện tranh cướp điên rồ như vậy.

Tất nhiên, đây là câu chuyện xảy ra ngoài ý muốn nhà chùa nếu thực sự nhà sư mặc áo vàng là thuộc chùa Hương. Nhưng thật lòng, lẽ ra phía nhà chùa cũng nên lường trước được tâm lý của đám đông. 

Trong một lễ hội quy mô lớn, thu hút hàng vạn lượt khách như chùa Hương, yếu tố an ninh và giữ trật tự, đảm bảo không khí trang nghiệm cần được ưu tiên hơn rất nhiều so với "phát lộc". Thêm vào đó, thẳng thắn mà nói, việc tung lộc cho du khách như vậy là không nên, nếu xét theo tính nghiêm cẩn, trang trọng cần có của nhà chùa".

Trước đó, phát biểu với báo giới, Thượng tọa Thích Minh Hiền khẳng định, Lễ hội chùa Hương không phải là lễ hội du lịch mà là cuộc hành hương trở về thánh tích của nhà Phật.

Cúc Đường (thực hiện)
mai hạnh  (02/02/2017 10:20:38)
hongduchotel.huecity@gmail.com
mê tín ,ngu muội , điên rồ
NGUYỄN DŨNG  (02/02/2017 10:10:24)
tatdung999@gmail.com
Kính mong các thầy , sư và ban quản lý di tích chùa Huơng, cố gắng "trả lại không khí nghiêm trang" cho chùa Huơng, xin giải tán mọi hình thức buôn bán, kinh doanh ở khu vực này là vì chùa Huơng là "đất linh" cho muôn nguời Việt. Chùa Huơng vẫn còn hiện tượng bán *thịt súc vật* treo lủng lẵng, máu me, ruồi bu, rồi chen lấn, rồi bắt chẹt du khách, ngoài ra đuờng lên chùa Huơng cũng bị thay đổi, đào bới... chùa Huơng không còn có vẻ *huyền bì* như năm 1993 mà tôi có dịp về thăm chùa Huơng. Tôi mong chúng ta hãy cùng chung tay trả lại "không khí Phật" trang nghiêm, sạch sẽ, lại cho chùa Huơng.
Thanh  (02/02/2017 08:33:04)
Trancong4259@gmail.com
Tất cả là một lũ điên rồ!
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến